Mới đây, Festival Áo dài di sản Việt Nam 2024 đã diễn ra tại Văn Miếu Trấn Biên (Biên Hòa, Đồng Nai).
Nét đẹp trang phục của người Lào
Là một trong những dân tộc nằm trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, dân tộc Lào có trang phục đặc sắc thể hiện nét riêng trong bản sắc văn hóa của mình. Trang phục của dân tộc Lào là sự kết hợp giữa màu sắc, họa tiết được làm thủ công tạo nên những sản phẩm trang phục độc đáo và đẹp mắt phản ánh sự ảnh hưởng của địa lý, khí hậu cũng như lịch sử, văn hóa độc đáo của họ.
Người Lào ở Tam Đường (Lai Châu) trong những bộ trang phục truyền thống độc đáo.
Dân tộc Lào sinh sống chủ yếu tại các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam như Sơn La, Lai Châu, Điện Biên... Theo truyền thống trang phục của dân tộc Lào mặc đều do phụ nữ tự thu bông, kéo tằm, nhuộm vải, dệt và phải tự thêu hoa văn theo hoa tay của mình. Trang phục của dân tộc Lào là sự kết hợp giữa màu sắc, họa tiết được làm thủ công tạo nên những sản phẩm trang phục độc đáo và đẹp mắt phản ánh sự ảnh hưởng của địa lý, khí hậu cũng như lịch sử, văn hóa độc đáo của họ.
Trang phục của 2 thế hệ phụ nữ Lào.
Trang phục của phụ nữ dân tộc Lào thường gồm váy, áo, khăn trước ngực, khăn đội đầu. Phụ nữ Lào mặc áo ngắn với váy dài tầm bắp chân thắt ngang ngực. Gấu váy thêu hoa văn màu tươi sáng. Ngoài áo ngắn ra thì phụ nữ Lào còn dùng áo dài được may bằng vải nhuộm chàm. Trước ngực được quàng chéo chiếc khăn. Để tôn thêm dáng vóc thon thả, phụ nữ Lào thắt thêm những chiếc dây thắt lưng bằng đồng hoặc bằng bạc.
Các họa tiết hoa văn thêu trên áo hay khăn thể hiện tinh hoa văn hóa dân gian được giữ gìn và truyền lại qua nhiều thế hệ gắn với những câu chuyện dân gian mang ý nghĩa của sự may mắn và sức khỏe cho họ. Người Lào thường dệt những hoa văn hình rồng cổ đỏ, con hổ, đôi rắn quấn vào nhau, hình người cưỡi voi… Ngoài ra tùy vào hoa tay họ sẽ sáng tạo ra nhiều hoa văn liên quan đến hoa lá trong thiên nhiên.
Ngoài ra, phụ nữ Lào còn có thói quen đeo nhiều phụ kiện trang sức như vòng cổ, khuyên tai…đi kèm tạo sự đặc sắc cho bộ trang phục. Những món trang sức này thường làm bằng đồng, bạc với họa tiết tinh xảo.
Những người phụ nữ Lào thành thạo việc may vá.
Để thực hiện được một bộ trang phục, phụ nữ dân tộc Lào thường mất khoảng 2 tháng vì làm thủ công hoàn toàn. Ngày nay, phụ nữ Lào vẫn dệt vải và truyền lại cho thế hệ sau, một số họa tiết hoa văn mới ra đời nhưng những hoa văn truyền thống vẫn được ưa chuộng và xuất hiện chủ yếu trên bộ trang phục của phụ nữ Lào.
Đàn ông dân tộc Lào thường mặc quần dài áo cộc, đầu đội khăn. Khăn được dệt bằng vải thô màu trắng, dài từ 70 đến 150 cm. Hai đầu khăn trang trí hình hoa văn hình chữ nhật thêu các ô hình chữ nhật kẻ với nhiều màu sắc.
Du khách mặc thử một bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Lào.
Đến nay, người dân tộc Lào thường mặc trang phục truyền thống vào dịp lễ tết để tham gia các hoạt động văn hóa, chơi các trò chơi dân gian./.
Cụ thể, đến chiều 13/9, các Nhà máy nước Bảo Yên, Si Ma Cai đã sản xuất trở lại. Tuyến ống qua suối Ngòi Đum cấp nước cho Nhà máy nước Cốc San cung cấp nước sạch chủ yếu cho phường Kim Tân và phía Nam thành phố Lào Cai đã khắc phục xong, cơ bản khôi phục việc cấp nước cho các địa phương. Sau nhiều ngày chịu ảnh hưởng của mưa lũ, ngập lụt nên sau khi nước sạch sinh hoạt được cấp trở lại, nhu cầu sử dụng nước của người dân rất lớn, những hộ đầu tuyến, điểm có lợi đang sử dụng nước trên 300% so với ngày thường. Do đó, một số điểm cuối tuyến hoặc có vị trí trên cao, vùng bất lợi, nguồn nước được cấp chưa đảm bảo công suất.
Để đảm bảo mọi người dân, đặc biệt là những khách hàng ở xa tuyến chính, cuối tuyến, vùng bất lợi có đủ nước sạch sinh hoạt sử dụng trong giai đoạn này, Công ty Cổ phần cấp nước tỉnh Lào Cai đã đề nghị khách hàng ở đầu tuyến, những điểm có lợi sử dụng nước tiết kiệm, đúng mục đích để chia sẻ nguồn nước sạch cho những khách hàng đang gặp khó khăn, thiếu nước sạch sinh hoạt. Trước đó, hầu hết hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đều bị thiệt hại ở các mức độ khác nhau như ngập và bùn cát bồi lấp công trình thu nước đầu nguồn, thậm chí một số trạm bơm cấp I bị ngập và bồi lấp bùn, cát (các nhà máy nước Cốc San, Bảo Yên, Si Ma Cai); sạt lở tuyến ống dẫn nước thô...
Nhằm đảm bảo chất lượng nước sạch sinh hoạt cấp ra và phòng tránh các sự cố không mong muốn về con người, tài sản, Công ty Cổ phần cấp nước tỉnh Lào Cai đã phải tạm ngừng cấp nước do điều kiện bất khả kháng tại hai huyện Si Ma Cai, Bảo Yên; hạn chế cấp nước những khu vực bị ảnh hưởng lớn do mưa lũ tại thành phố Lào Cai (khu vực phía Nam thành phố Lào Cai và vị trí cao), các huyện, thị trấn trên địa bàn tỉnh từ rạng sáng 9/9. Theo tổng hợp từ Công ty Điện lực Lào Cai, ngày 13/9 đã có 88% số khách hàng bị ảnh hưởng bởi mưa lũ được cấp điện trở lại. Trong đó, một số địa bàn, như: Thành phố Lào Cai và các huyện Bảo Thắng, Sa Pa, Mường Khương, Văn Bàn hầu như khách hàng đã có điện. Theo thông tin từ Sở Giao thông vận tải tỉnh, vào lúc 16 giờ 30 phút ngày 13/9, điểm sạt lở tại Km 25+500, Quốc lộ 4E (Bảo Nhai - Bắc Hà) đã thông tuyến bước 1, các phương tiện đi từ Bảo Nhai lên Bắc Hà được phép di chuyển. Đoạn Quốc lộ 4E (Bảo Nhai - Bắc Hà) là tuyến giao thông huyết mạch từ xã Bảo Nhai lên các huyện Bắc Hà và Si Ma Cai, do đó điểm sạt lở tại Km 25+500 gây rất nhiều khó khăn cho việc đi lại của nhân dân và công tác cứu nạn, cứu hộ tại vùng lũ các xã Nậm Lúc, Cốc Lầu.
30% phụ thu trên mỗi ngày trả trễ hạn
Nhận tư vấn & ship đơn thuê khắp mọi miền đất nước