Nguyên nhân tai nạn ngã cao trong xây dựng – Trong quá trình thi công xây lắp các công trình, vị trí làm việc của công nhân luôn thay đổi và phần lớn các công việc phải thực hiện ở trên cao có nhiều nguy cơ gây tai nạn ngã cao.
Những nguyên nhân chính gây tai nạn ngã cao
Như những nhận xét đã nêu trên, các trường hợp ngã cao xảy ra rất thường xuyên và đa dạng. Mỗi trường hợp cụ thể xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên qua phân tích và tổng kết có thể quy tụ thành một số nguyên nhân chính như sau:
Nguyên nhân về tổ chức gồm những nguyên nhân chính sau :
Nguyên nhân về kỹ thuật gồm hai nguyên nhân chính là :
Ngoài những nguyên nhân gây sự cố gãy, đổ dàn giáo kéo theo ngã cao, nguy cơ ngã cao khi làm việc trên dàn giáo còn do sàn thao tác không có lan can an toàn, không có thang lên xuống giữa các đợt tầng sàn trên dàn giáo …
Bài viết được trích từ tài liệu an toàn lao động
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Huế cho biết: Đơn vị vừa ra quyết khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Bảo Quốc (trú tại phường An Hòa, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế) do đã có hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
Theo đó, vào tối ngày 8/7, Quốc điều khiển xe mô tô 75F3-0170 hiệu Dream chạy trên đường Lý Nam Đế (phường An Hòa, TP. Huế). Khi đến địa chỉ 44 Lý Nam Đế thì va chạm với xe đạp do bà Trần Thị Thu H. (SN 1955, trú tổ 12 KV5, phường An Hòa, TP. Huế) điều khiển. Sau khi tai nạn xảy ra, Quốc không dừng xe lại mà tiếp tục điều khiển xe chạy khỏi hiện trường. Hậu quả, bà H bị thương nặng đến ngày 97 thì tử vong.
Nhận được tin báo vụ tai nạn, lực lượng chức năng Công an Thành phố Huế đã tổ chức khám nghiệm hiện trường, đồng thời tuyên truyền vận động, yêu cầu người gây tai nạn ra trình diện.
Đến ngày 13.7, Quốc ra tự thú tại Công an phường An Hòa. Quốc khai nhận chưa có giấy phép lái xe, tại thời điểm gây tai nạn đã sử dụng bia rượu. Cùng ngày, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Huế đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Bảo Quốc để phục vụ công tác điều tra.
Một vụ tai nạn giao thông khác đã trở thành nỗi ám ảnh đối với cả gia đình ông Nguyễn Phúc C, ở 68 Yết Kiêu, Phường Thuận Hòa, Thành Phố Huế. Ông C kể lại: Khoảng gần 2 năm trước, khoảng lúc trời nhá nhem tối, khi vợ ông đi băng qua đường phía trước nhà thì bất ngờ bị một thanh niên điều khiển xe mô tô với tốc độ cao, chạy lạng lách, đánh võng đã bất ngờ tông thẳng vào vợ ông. Không kịp phản ứng để tránh né, bà H (vợ ông C) đã bị gãy chân và nhiều chấn thương khác từ vụ tai nạn. Điều đáng nói là khi biết mình đã gây ra vụ tai nạn, nạn nhân bị thương nằm giữa đường nhưng đối tượng gây tai nạn không hề mảy may bận tâm hay dừng lại hỏi han mà rú xe chạy thẳng. Sau đó, thông qua hệ thống camera an ninh, lực lượng công an đã xác định và bắt giữ đối tượng gây tai nạn để xử lý.
Theo thông tin từ Đội CSGT – Trật tự Công an Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế, 9 tháng đầu năm 2021, đơn vị đã phối hợp xử lý 22 vụ gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn xảy ra trên địa bàn Thành phố Huế.
Qua các vụ việc có thể thấy, nhiều đối tượng điều khiển phương tiện ô tô, môt tô, xe máy tham gia giao thông khi gây tai nạn bỏ mặc hậu quả xảy ra và rời khỏi hiện trường ngay sau đó. Phương thức, thủ đoạn, là lợi dụng thời điểm ban đêm, trời mưa, đoạn đường tối, vắng người qua lại,… lái xe bỏ trốn. Để qua mắt lực lượng chức năng, số đối tượng này còn nhanh chóng đưa phương tiện bị tai nạn đi cất giấu, sửa chữa, thay đổi hình dạng bên ngoài. Đây là điều hết sức đáng lên án. Nhiều nạn nhân của các vụ tai nạn đã có thể không chết oan hay bị thương nặng nếu được cấp cứu kịp thời. Có những vụ việc khi mọi người phát hiện thì đã quá muộn.
Thượng tá Dương Khắc Tiệp, Phó Trưởng Công an Thành phố Huế cho biết: “Đội CSGT – Trật tự và các đội nghiệp vụ cùng lực lượng Công an các phường nơi xảy ra tai nạn đã triển khai các biện pháp nghiệp vụ để điều tra, làm rõ nguyên nhân; đồng thời, nhanh chóng tìm ra người gây ra tai nạn rồi bỏ trốn. Tuy gặp phải những khó khăn nhất định nhưng việc gây tai nạn rồi bỏ mặc nạn nhân và trốn khỏi hiện trường, không chịu đến cơ quan Công an để trình báo, phối hợp xử lý là điều không thể chấp nhận. Hành động đó không chỉ bị xã hội lên án, mà còn vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng, cần phải xử lý nghiêm”.
Tai nạn giao thông là điều mà không ai mong muốn. Tuy nhiên, khi tai nạn giao thông xảy ra mọi người nên đối mặt với hậu quả như một sự cố trong cuộc đời để có cách giải quyết phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 8, Luật Giao thông đường bộ năm 2008, hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm là hành vi bị nghiêm cấm. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông được bộ và đường sắt, các hành vi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn là một trong những hành vi vi phạm phải chịu mức xử phạt như sau: Đối với người điều khiển xe ô tô nếu gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn, sẽ bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 5 đến 7 tháng. Đối với người điều khiển xe mô tô nếu thực hiện hành vi này sẽ bị áp dụng mức xử phạt từ 6.000.000 đồng đên 8.000.000 đồng. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 3 đến 5 tháng. Cùng với việc phải chịu hình phạt trên, thì tùy theo tính chất, mức độ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, với khung hình phạt cao nhất là 10 năm tù và người gây tai nạn còn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về dân sự đối với người bị gây tai nạn theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Điều 38 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao như sau: Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu; ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến; cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm bảo vệ hiện trường, giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn; báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc UBND nơi gần nhất; bảo vệ tài sản của người bị nạn; cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu.