Tuyển Dụng Vi Mạch Bán Dẫn

Tuyển Dụng Vi Mạch Bán Dẫn

FPT Jetking mở thêm chương trình đào tạo ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong tương lai.

Mở ngành thiết kế vi mạch và khoa học công nghệ bán dẫn

Theo ThS Hoàng Thanh Tú - phó trưởng phòng thông tin - truyền thông Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM), nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển nền công nghiệp vi mạch - bán dẫn tại Việt Nam và thế giới, năm 2024 trường dự kiến mở mới hai ngành thiết kế vi mạch và khoa học công nghệ bán dẫn.

"Trên nền tảng cơ sở vật chất và nguồn lực có sẵn, nhà trường đã xây dựng đề án đầu tư phòng thí nghiệm hiện đại, tăng cường đội ngũ chuyên gia và đẩy mạnh hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp.

Ngoài ra, trường tiếp tục phát triển các chương trình đào tạo đại học có tăng cường tiếng Anh nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập và đạt chuẩn kiểm định quốc tế", bà Tú cho biết thêm.

Điểm chuẩn trúng tuyển các ngành của Trường đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM những năm trước

Qualcomm nghiên cứu đầu tư vào Đà Nẵng

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Hoa Kỳ, mới đây đoàn công tác TP. Đà Nẵng do Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Kỳ Minh làm trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc với Tập đoàn Qualcomm tại TP. San Diego, California.

Đây là hoạt động hợp tác cụ thể thứ hai giữa Đà Nẵng và Qualcomm sau chuyến thăm và khảo sát trực tiếp của bà An Chen, Phó Chủ tịch kỹ thuật cấp cao Tập đoàn Qualcomm tại Thành phố vào ngày 11/1.

Tại buổi làm việc, đoàn công tác đã giới thiệu thế mạnh của Đà Nẵng, trong đó nổi bật là các thế mạnh về hạ tầng phát triển, nguồn nhân lực chất lượng cao và chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư hấp dẫn.

TP. Đà Nẵng làm việc với Tập đoàn Qualcomm tại TP. San Diego, California

Cụ thể, Thành phố hiện đang xây dựng 2 nghị quyết về chính sách đặc thù thu hút các trí thức Việt kiều trong lĩnh vực vi mạch, bán dẫn về chuyển giao tri thức, công nghệ và chính sách hỗ trợ cho người tham gia đào tạo, người học ngành nghề chip bán dẫn và vi mạch.

Ngoài ra, Thành phố đã thành lập Trung tâm nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng (Trung tâm DSAC) ngay từ đầu năm 2024 để sẵn sàng nguồn lực tiếp đón và làm việc với các doanh nghiệp, nhà đầu tư thúc đẩy phát triển các lĩnh vực này.

Cơ sở hạ tầng tại Khu Công viên phần mềm số 2 cũng đang được hoàn thiện để các doanh nghiệp, tổ chức có thể đặt trụ sở tại đây; liên minh các trường đại học trên địa bàn cũng bắt tay hợp tác đào tạo nhân lực thiết kế vi mạch và AI tại địa phương.

Tập đoàn Qualcomm cho biết đang rất quan tâm đến việc nghiên cứu đầu tư vào Đà Nẵng. Về phía thành phố Đà Nẵng cam kết sẽ hỗ trợ tối đa, đồng thời, bày tỏ mong muốn sẽ hợp tác với Qualcomm Academy triển khai một số khóa đào tạo ngắn hạn gắn với chứng chỉ Qualcomm cho nguồn nhân lực tại Đà Nẵng. Hai bên cũng thống nhất hợp tác tổ chức các giải pháp và cuộc thi tìm kiếm tài năng, thử thách đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực thiết kế vi mạch... trong thời gian tới.

Thành phố xác định vi mạch, bán dẫn là động lực tăng trưởng - Ảnh:VGP/Lưu Hương

Đánh giá cao tiềm năng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo tại Đà Nẵng

Dịp này, đoàn công tác Thành phố cũng đã đến thăm làm việc với Công ty AMR tại San Jose, bang California.

ARM là công ty cung cấp các thiết kế chip hàng đầu trong hầu hết điện thoại thông minh. Khách hàng của ARM là những tên tuổi lớn nhất trong lĩnh vực công nghệ và chip, bao gồm Apple, Nvidia, Google, Microsoft, Amazon, Samsung, Intel và TSMC.

Tại buổi làm việc, ông Hồ Kỳ Minh khẳng định, Thành phố xác định vi mạch bán dẫn là động lực tăng trưởng của Đà Nẵng trong thời gian tới. Mục tiêu của Thành phố qua các buổi làm việc với các doanh nghiệp Hoa Kỳ là để tiếp xúc sâu, đặt vấn đề cụ thể với các đối tác đang có mong muốn thúc đẩy hợp tác trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực thiết kế chip, đầu tư kinh doanh lĩnh vực vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo tại Đà Nẵng.

ARM ủng hộ Đà Nẵng trong hợp tác đào tạo nguồn nhân lực và thu hút đầu tư lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo

Ông Stephen Ozoigbo, Giám đốc công ty ARM cho biết, công ty đã thiết lập mối quan hệ hợp tác rất thân thiết với Việt Nam và đã tổ chức các buổi gặp và làm việc với các bộ, ngành Trung ương của Việt Nam trong thời gian qua.

Về cấp độ địa phương, ARM ủng hộ Đà Nẵng trong hợp tác đào tạo nguồn nhân lực và thu hút đầu tư lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.

Ông Stephen Ozoigbo nhận định, đây là thời điểm rất phù hợp để công ty ARM và Đà Nẵng tăng cường hợp tác. ARM rất quan tâm đến giáo dục và đào tạo khu vực công và khu vực tư; mong muốn mở rộng mạng lưới đào tạo tại Đà Nẵng. ARM có kế hoạch đến Thành phố thăm và làm việc vào ngày 11/3 với sự tham gia của công ty VMO (đối tác của ARM trong đào tạo)…

Trước đó, Đoàn Công tác TP. Đà Nẵng cũng có buổi làm việc với Công ty Ampere tại TP. Portland.

Giám đốc Kỹ thuật và Sản xuất Ampere Rohit Vidwans cho hay rất quan tâm đến sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam nói chung và tiềm năng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Đà Nẵng nói riêng.

Đặc biệt đánh giá cao triển vọng phát triển của TP. Đà Nẵng và cho biết, công ty có kế hoạch mở rộng tại Việt Nam trong 5 năm tới để phát triển thêm các phòng lab cũng như phát triển đội ngũ nhân sự tại đây. Ba nhóm nhân sự mà công ty đang hướng đến bao gồm kỹ sư phần mềm, kỹ sư lắp ráp, kiểm tra, đóng gói vi mạch (ATP), kỹ sư thiết kế.

Ngày 17/6, Trường Trường Đại học FPT cho biết, trong năm 2024, trường sẽ tuyển 1.000 chỉ tiêu chuyên ngành thiết kế vi mạch bán dẫn và xem xét cấp học bổng từ 50% cho 2 học kỳ chuyên ngành đầu tiên.

Trường sẽ đón khoá sinh viên đầu tiên trong năm 2024 với định hướng đào tạo chuyên sâu về thiết kế vi mạch, thực hiện nghiên cứu cho chuyên ngành vi mạch bán dẫn của Việt Nam.

Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT, TS Lê Trường Tùng cho biết, vi mạch bán dẫn là cơ hội đi tắt đón đầu để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam. Với mục tiêu chuẩn bị lực lượng nhân sự chất lượng cao cho thị trường toàn cầu, trường đã xây dựng chương trình học bổng đặc thù dành riêng cho chuyên ngành này.

Theo đó, tất cả các thí sinh đăng ký đều được xem xét cấp học bổng từ 50% cho 2 học kỳ chuyên ngành đầu tiên đến 100% toàn bộ chương trình học. Thí sinh trúng tuyển có thể lựa chọn học tại các phân hiệu Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM hoặc Cần Thơ.

Ngoài ra, trường Đại học FPT đã lên kế hoạch hợp tác với nhiều trường đại học tại 2 trong 4 thị trường dẫn đầu về chip và bán dẫn toàn cầu là Mỹ và Đài Loan (Trung Quốc) để thiết kế chương trình, giáo trình và chuẩn đào tạo.

Sinh viên chuyên ngành này được trang bị 2 ngoại ngữ và được trải nghiệm chương trình phát triển cá nhân toàn diện. Khi tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế vi mạch bán dẫn, sinh viên có thể đảm nhận các công việc trong ngành bán dẫn như thiết kế, mô phỏng, kiểm chứng mạch điện tương tự số; xây dựng tài liệu đặc tả, tư vấn phát triển quy trình thiết kế; quản lý giám sát thực hiện quy trình sản xuất đĩa bán dẫn và chip; kiểm thử chip, quản lý chất lượng vật liệu, thành phần trong đóng gói và kiểm tra; nghiên cứu phát triển vật liệu, cấu trúc linh kiện; phát triển bo mạch và phần mềm lõi hỗ trợ phát triển ứng dụng sử dụng chip.

Trường cũng xây dựng mô hình đưa sinh viên vi mạch bán dẫn ra nước ngoài làm việc trong ngành công nghiệp này bằng cách phối hợp nguồn lực có sẵn của Công ty cổ phần Bán dẫn FPT và các công ty thuộc Tập đoàn FPT tại hơn 30 quốc gia.

Vừa qua, 19 doanh nghiệp và các trường đại học Đài Loan (Trung Quốc) đã đến Trường Đại học FPT phỏng vấn 60 sinh viên chuyên ngành gần để chọn cấp học bổng nâng cao và làm việc trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn tại nước ngoài.

Trường Đại học FPT đã thành lập Trung tâm Đào tạo và xuất khẩu nhân lực vi mạch bán dẫn nhằm tìm kiếm, ký kết với các đối tác có nhu cầu nhân lực vi mạch bán dẫn cũng như đào tạo nhân lực cho ngành vi mạch bán dẫn.

ThS Phùng Quán - chuyên gia tuyển sinh Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) - tư vấn cho học sinh trong chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024 - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Duy trì gói học bổng 2 tỉ đồng cho trúng tuyển năm 2024

Bên cạnh đó, năm nay nhà trường tiếp tục duy trì gói học bổng 2 tỉ đồng để cấp học bổng toàn phần và bán phần (100% học phí và học bổng bán phần 50% cho năm học đầu tiên) cho các thí sinh trúng tuyển năm 2024 với thành tích cao vào 7 ngành/nhóm ngành.

Đây là các ngành hướng đến đào tạo nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực phục vụ một số mục tiêu chiến lược phát triển bền vững, phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của quốc gia đến năm 2030.

Cụ thể, 7 ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học sự sống, gồm: nhóm ngành vật lý học; hải dương học; kỹ thuật hạt nhân; địa chất học; kỹ thuật địa chất; khoa học môi trường; công nghệ kỹ thuật môi trường.

Theo ThS Phùng Quán - chuyên gia tuyển sinh nhà trường, những ngành học trên có số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển ít nên tỉ lệ cạnh tranh thấp, nhưng lĩnh vực làm việc khá rộng và đáp ứng được nhiều nhu cầu xã hội.

Trong nhiều năm qua, các sinh viên tốt nghiệp những ngành này có cơ hội nhận học bổng sau đại học tại các quốc gia phát triển trên thế giới, ngoài ra có thể tham gia thị trường lao động đang thiếu hụt nhân lực chất lượng cao tại các khu vực làm việc: cơ sở nghiên cứu về môi trường, hải dương, khí tượng thủy văn; các sở tài nguyên và môi trường, sở khoa học và công nghệ tại các địa phương; các tổ chức phi chính phủ, dự án quốc tế hướng đến các mục phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc và Việt Nam.

Bên cạnh đó, sinh viên tốt nghiệp các ngành trên cũng có thể làm việc tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng mới, năng lượng tái tạo, đánh giá tác động môi trường, khai thác và quản lý bền vững tài nguyên, khoáng sản; các tổ chức, cơ sở giáo dục trong và ngoài nước bậc đại học và sau đại học hoặc các bậc phổ thông thông qua giáo dục lĩnh vực STEM…

ThS Hoàng Thanh Tú cho biết thêm: "Ngoài những chính sách trên, nhà trường còn kết nối với doanh nghiệp và cộng đồng cựu sinh viên để hỗ trợ học bổng khuyến học dành cho các sinh viên tài năng và các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo cam kết của nhà trường, đó là không để sinh viên vì điều kiện khó khăn về kinh tế mà ngừng học".