Top 10 Thứ Tiếng Khó Nhất Thế Giới

Top 10 Thứ Tiếng Khó Nhất Thế Giới

Ninh Đức Hoàng Long - Học viện Âm nhạc Liszt Ferenc - Hungary, từng được báo chí nước này ca ngợi khi thể hiện ca khúc mang tên Tổ quốc tôi. Anh chia sẻ bí quyết học tiếng Hungary.

Top 10 đất nước sạch nhất thế giới

Dựa trên việc đánh giá các tiêu chí khác nhau như ngư trường, khí thải carbon, rừng, chất lượng nước, cây cối, động vật…, chỉ số EPI (công bố năm 2022) đã cho thấy những quốc gia giải quyết tốt các vấn đề môi trường. Dưới đây là top 10 nước sạch nhất thế giới theo WPR.

Không chỉ là xứ sở hạnh phúc, Đan Mạch còn là quốc gia "xanh" nhất hành tinh. Đất nước này nổi bật với điểm số tuyệt đối ở một số tiêu chí gồm: xử lý nước thải (100), khu bảo tồn biển (100) và kim loại nặng (100).

Đặc biệt, Đan Mạch đã thực hiện một số chính sách toàn diện và hiệu quả nhằm giảm phát thải khí nhà kính và ngăn ngừa biến đổi khí hậu. Minh chứng là số lượng khách sạn thân thiện với môi trường, thuyền chạy bằng năng lượng mặt trời và thực phẩm hữu cơ ngày càng gia tăng.

Vương quốc Anh - Chỉ số EPI: 77,7

Với dân số khoảng 67,5 triệu người, việc Vương quốc Anh là quốc gia sạch và thân thiện với môi trường thứ hai thế giới là rất ấn tượng. Đất nước này có điểm tuyệt đối về nước uống, vệ sinh và khí thải ô nhiễm.

Sau Đan Mạch, Phần Lan là quốc gia Bắc Âu thứ hai nằm trong danh sách những đất nước xanh - sạch - đẹp nhất thế giới.

Ở quốc gia được mệnh danh là "vùng đất của Mặt Trời lúc nửa đêm" này có khoảng 42% năng lượng đến từ các nguồn năng lượng tái tạo. Phần Lan đứng thứ ba trên thế giới về chất lượng không khí (93,5) và đã đạt được điểm 100 hoàn hảo về vệ sinh, nước uống và phơi nhiễm kim loại nặng. Nước này cũng ưu tiên bảo tồn rừng và động vật hoang dã.

Malta được mệnh danh là “Ngôi làng Châu Âu” và “Trái tim Địa Trung Hải”, nổi tiếng với những bãi biển, khối đá tuyệt đẹp cùng di sản văn hóa đặc biệt.

Chỉ trong 2 năm, từ năm 2020 đến 2022, quốc đảo Malta đã tăng vọt từ vị trí thứ 23 lên thứ 4 trong bảng xếp hạng EPI. Trong đó có điểm số tuyệt đối về nước uống và lượng khí thải oxit nitơ (N2O).

Nếu hầu hết các quốc gia trong bảng xếp hạng EPI đều mất điểm hoặc tăng không đáng kể thì Malta lại tăng tổng điểm lên đến 4,5. Ví dụ: Đan Mạch mặc dù tiếp tục giữ vững vị trí đất nước sạch nhất thế giới nhưng tổng điểm lại giảm từ 82,5 (năm 2020) còn 77,9 (năm 2022). Hay Thụy Sĩ từ vị trí thứ 3 năm 2020 với số điểm 81,5 nay chỉ còn 65,9 năm 2023.

Tăng 3 bậc so với năm 2020, Thụy Điển là đất nước "xanh" thứ 5 hành tinh. Quốc gia này chú trọng đến tính bền vững, giảm thiểu lượng khí thải carbon dioxide (CO2) và tăng cường sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, đồng thời tập trung phủ xanh đất nước, bảo tồn rừng, biển và môi trường sống hoang dã.

Mặc dù dân số và GDP tăng trưởng nhanh chóng, Đại công quốc Luxembourg vẫn đạt được hiệu quả đáng kể trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Chỉ số EPI của Luxembourg là 72,3, nhưng ấn tượng nhất là điểm vệ sinh (100), nước uống (97,8) và xử lý nước thải (98).

Có diện tích khiêm tốn trên bản đồ, nhưng Luxembourg lại là nước giàu nhất hành tinh. Nơi đây còn là một trung tâm di sản văn hóa thế giới và là nơi tập trung đa dạng sắc màu văn hóa châu Âu. Đặc biệt, cảnh sắc vùng nông thôn của Luxembourg đẹp như tranh vẽ với những khu rừng trù phú và nhiều công viên thiên nhiên.

Xem thêm: Bảng xếp hạng những hộ chiếu “quyền lực”nhất thế giới, Việt Nam đứng thứ mấy? Top 10 nước đông dân nhất thế giới năm 2022 Sự thật về 10 quốc gia ít dân nhất thế giới hiện nay

Tương tự như Malta, Slovenia đã chuyển từ vị trí thứ 18 năm 2020 lên vị trí thứ 7 toàn cầu năm 2022. Quốc gia này có nguồn tài nguyên phong phú với hơn một nửa diện tích lãnh thổ là rừng bao phủ. Trong thập kỷ qua, Slovenia đã đạt được những hiệu quả đáng kể trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, như hạn chế ô nhiễm từ các cơ sở công nghiệp; phân loại, xử lý, tái chế rác thải...

Mặc dù đã tụt 2 hạng so với năm 2020, Áo vẫn là 1 trong số 10 quốc gia sạch nhất thế giới. Đất nước này có những quy định nghiêm ngặt nhất Châu Âu về ô nhiễm không khí, hóa chất và quản lý chất thải.

Khoảng 2/3 diện tích của Áo được bao phủ bởi những khu rừng, đồng cỏ cùng hệ thực vật và động vật đa dạng. Trong những năm qua, quốc gia này đã thành lập nhiều vườn quốc gia cùng các công viên tự nhiên để bảo vệ các chủng loại động thực vật.

Đặc biệt, Áo cũng là một trong những quốc gia đi đầu về công nghệ xanh. Áo nỗ lực phụ thuộc hoàn toàn vào các nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2030, năm 2018 tỷ lệ này đã là 77%. Đất nước này cũng đã đóng cửa nhà máy điện than cuối cùng vào năm 2020 và đặt mục tiêu chấm dứt hoạt động sưởi ấm bằng than và dầu vào năm 2035.

Không chỉ liên tục được xếp hạng trong top 20 quốc gia giàu nhất thế giới tính theo GDP bình quân đầu người, Áo còn là một trong những quốc gia Châu Âu đáng sống nhất.

Từng giữ vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng EPI năm 2020, Thụy Sĩ nay là quốc gia sạch thứ 9 trên thế giới. Trong đó điểm nước uống và vệ sinh đạt tuyệt đối.

Suốt những năm qua, Thụy Sĩ đã thực hiện thành công nhiều chính sách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, duy trì đa dạng sinh học, ngăn chặn tình trạng mở rộng đô thị, bảo tồn chất lượng nước. Do đó, quốc gia này luôn được biết đến với nguồn nước sạch cùng đời sống hoang dã phong phú.

Năm 2020, Iceland xếp thứ 17 trên bảng xếp hạng EPI với số điểm 72,3. Tuy nhiên, theo báo cáo năm 2022, vương quốc "mặt băng dạ lửa" đã thăng hạng đứng thứ 10 quốc gia sạch nhất thế giới với số điểm 62,8, chỉ vượt qua Đức (xếp thứ 10 năm 2020) 0,4 điểm. Iceland giữ điểm tuyệt đối về nước uống, vệ sinh và chỉ số môi trường sống của các loài.

Đất nước này tích cực thực hiện các chương trình ngăn ngừa tác động tiêu cực đến môi trường như giảm nhu cầu năng lượng, tối đa hóa việc sử dụng khí đốt thân thiện với môi trường, ngăn ngừa lãng phí, giảm thiểu việc tạo ra chất thải, tối đa hóa tỷ lệ tái chế...

Một điểm đặc biệt của Iceland chính là đất nước này không hề có muỗi. Bởi ở đây không có ao cạn, cộng thêm việc khí hậu thay đổi nhanh chóng nên không tạo điều kiện cho loài muỗi phát triển. Với khung cảnh tươi đẹp, môi trường sống thân thiện, ít cạnh tranh việc làm cùng nhiều điều thú vị khác, Iceland liên tiếp nằm trong bảng xếp hạng các quốc gia hạnh phúc trên thế giới.

Trên đây là top 10 đất nước sạch nhất thế giới. Cải thiện chỉ số EPI là nhu cầu tất yếu đế các quốc gia hướng đến phát triển bền vững, hài hòa cân đối giữa kinh tế, xã hội và môi trường.

Đừng quên cập nhật liên tục những bài viết mới nhất, hấp dẫn nhất tại VOH Thường thức.

Ô nhiễm môi trường đang diễn ra trên khắp thế giới với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Tuy nhiên, vẫn có những thành phố giữ được cảnh quan môi trường sạch đẹp. Dưới đây là Top những thành phố sạch nhất trên thế giới.

Năm 1965, Singapore từng được ví là "thiên đường" ô nhiễm, nhưng ngày nay quốc đảo này đã được xếp vào Top thành phố sạch nhất thế giới.

Đảo quốc Sư tử Singapore là thành phố sạch nhất thế giới hay thành phố cây xanh theo đúng nghĩa, hành động xả rác bị phạt rất nặng trên đảo quốc này, màu xanh của cây cối phủ khắp cả nước được ví von như là "rừng trong thành phố, thành phố trong rừng".

Ở Singapore xây dựng những tuyến phố có nhiều cây xanh, các tuyến giao thông công cộng như xe bus, xe bus 2 tầng và tàu điện ngầm được người dân sử dụng khá phổ biến vì sự tiện lợi lại giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Bằng việc thiết kế các tuyến phố cây xanh, chung cư xanh, hành lanh xanh, thậm chí cả các chân cầu cũng được phủ những dây leo xanh mướt. Chính vì vậy mà Singapore đã trở thành quốc gia có độ che phủ cây xanh thuộc hàng cao so với thế giới.

Ngày nay, Singapore không chỉ được mệnh danh là “con rồng châu Á” với nền kinh tế phát triển vượt bậc mà còn được biết đến là “Thành phố cây xanh”, “Thành phố sạch nhất thế giới”.

Chicago, thuộc bang Illinois, là thành phố lớn thứ ba của Mỹ sau New York và Los Angeles.

Với dân số trên 2,7 triệu người, Chicago là thành phố lớn thứ ba của nước Mỹ. Tuy nhiên, nơi đây cũng nổi tiếng là thành phố rất sạch sẽ và thân thiện với môi trường.

Dù sầm uất với những cao ốc nhưng thành phố vẫn mát mẻ do nằm bên bờ hồ Michigan rộng mênh mông. Chicago còn có tên là "Thành phố của gió" vì không gian thoáng đãng.

"Thành phố gió" này không chỉ có những tòa cao ốc chọc trời mà nó còn có những khu vườn thiết kế tuyệt đẹp, cùng những đại lộ rợp bóng mát.

Copenhagen có hơn nửa triệu dân, vì thế, cuộc sống nơi đây không quá xô bồ mà vẫn giữ được nhiều nét bình yên. Thành phố Copenhagen đã nhiều năm liền được bình chọn là một trong những thành phố đáng sống nhất châu Âu.

Người dân Copenhagen đều có ý thức bảo vệ môi trường và hứng thú với những món đồ tái chế. Người ta yêu thích sử dụng xe đạp, ăn thực phẩm hữu cơ, đa số khách sạn đạt chuẩn thân thiện môi trường.

Thủ đô đất nước Đan Mạch nổi tiếng là thành phố xanh của châu Âu với bầu không khí trong lành. Điều này có được là nhờ sự xuất hiện của những chiếc xe đạp trên khắp mọi nẻo đường ở Thủ đô của Đan Mạch.

Đạp xe đã trở thành hoạt động quen thuộc của người dân Copenhagen, thậm chí, số xe đạp còn nhiều hơn dân số nơi đây. Từ thanh để chân ở mỗi cột đèn giao thông hay thùng rác trên đường phố, tất cả đều được thiết kế để phù hợp với người đi xe đạp.

Hamburg, thành phố lớn thứ hai của Đức, là một trong số những thành phố sạch nhất thế giới. Hamburg được mệnh danh là Thủ đô xanh của châu Âu.

Mặc dù Hamburg là một thành phố công nghiệp nhưng nhờ sự kết hợp hài hòa giữa màu xanh của thiên nhiên cùng những công trình kiến trúc độc đáo tạo nên vẻ đẹp riêng đầy thơ mộng và hiện đại.

Kế hoạch Mạng lưới Xanh của Hamburg (Gruenes Netz) là một chiến lược kéo dài hai thập kỷ nhằm kết nối toàn bộ các trung tâm đô thị và vùng ngoại ô thông qua các tuyến đường dành cho xe đạp và người đi bộ, loại bỏ dần các loại xe ô tô, mang lại không gian xanh hiệu quả đến từng ngôi nhà của mỗi người dân thành phố.

Chính quyền thành phố Hamburg đặt ra mục tiêu sẽ cắt giảm 80% lượng phát thải khí CO2 vào năm 2050 và lên kế hoạch phát triển một “Mạng lưới xanh” trong khu vực.

Helsinki chính là thủ đô của Phần Lan. Nơi đây có những ngọn núi hùng vĩ, bảo tàng và bãi biển xanh sạch, cát trắng thơ mộng, có nhiều khách du lịch quốc tế đến tham quan.

Ước tính dân số của Helsinki khoảng 78 triệu người. Không chỉ là thành phố thịnh vượng về mọi mặt mà nơi đây còn có môi trường xanh, độ sạch sẽ cao. Tất cả nhờ vào việc quản lý vệ sinh môi trường chặt chẽ từ phía chính phủ cũng như ý thức cao từ phía người dân thành phố.

Là một thành phố có tỉ lệ dân số cao nhưng Helsinki vẫn giữ được chất lượng không khí thuộc hàng bậc nhất trên thế giới. Chính quyền thành phố nỗ lực mang đến không gian xanh cho Helsinki và phát triển hệ thống giao thông công cộng.

Helsinki có 36% diện tích đất dành cho công viên với hơn 40 khu dự trữ sinh quyển trên diện tích 890 ha. Thành phố là một phần của dự án ‘Sáng kiến không khí sạch’ và cực kỳ coi trọng việc giám sát hệ sinh thái xung quanh nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người dân.

Ngày nay, Helsinki không chỉ là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của Phần Lan mà còn là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng của châu Âu với những công trình kiến trúc độc đáo. Nơi đây từng được công nhận là thành phố văn hóa của châu Âu.

Honolulu là thủ phủ của tiểu bang Hawaii. Nơi đây được ví như thiên đường nhiệt đới mà người người nhà nhà luôn ao ước một lần được đặt chân đến.

Honolulu không chỉ có khí hậu mát mẻ, bãi biển xanh mát mà còn đứng thứ tư trong bảng xếp hạng những thành phố sạch nhất thế giới. Không chỉ có khí hậu trong lành, để trở thành một trong những thành phố sạch nhất thế giới, chính quyền Honolulu cam kết sử dụng năng lượng sạch và bền vững trong hệ thống cơ sở hạ tầng thành phố.

Honolulu được bình chọn là một trong những thành phố có không khí sạch nhất nước Mỹ và cũng là địa điểm du lịch rất được ưa chuộng.

Nhiều dự án phát triển môi trường bao gồm H-Power, dự án mục tiêu chuyển đổi 2.000 tấn rác thải thành năng lượng điện, cung cấp cho hơn 40.000 hộ dân, dự án Pearl City-Bus sử dụng năng lượng mặt trời nhằm cắt giảm chi phí năng lượng đã được chính quyền Honolulu thực hiện nhằm bảo vệ thành phố khỏi những tác động của khí thải và nhiên liệu.

Thủ đô Geneva của Thụy Sĩ luôn đứng đầu thế giới về chất lượng cuộc sống, trong đó có độ sạch của đô thị.

Geneva tọa lạc tại một vị trí đẹp nhất, nơi dòng sông Rhône chảy ra khỏi hồ Geneva (hay còn gọi là hồ Leman), với một bên là sườn của dãy núi Jura và bên kia là những đỉnh cao của dãy Alpes bao quanh, nên khí hậu Geneva quanh năm ôn hòa.

Trong nỗ lực giảm ô nhiễm không khí và các mối nguy hại cho sức khỏe, chính quyền bang Geneva (Thụy Sĩ) đã thông qua lệnh cấm các phương tiện ô nhiễm nhất đi vào trung tâm thành phố khi tình trạng ô nhiễm không khí đạt đến mức nhất định. Lệnh cấm có hiệu lực từ ngày 15/1/2020.

Thành phố Calgary sở hữu một phần của dãy núi Rocky trùng điệp dài 4.800 km chạy từ cực Bắc bang British Columbia đến tiểu bang Mexico (Hoa Kỳ).

Calgary có khoảng 600 hồ nước lớn nhỏ, nơi diễn ra nhiều hoạt động câu cá, ngắm cảnh, bơi lội, giải trí, cắm trại tuyệt vời. Hệ thống đường mòn dài nhất Bắc Mỹ với hơn 700 km cũng tọa lạc tại nơi này.

Calgary là thành phố từng được tạp chí Forbes bình chọn là thành phố sạch nhất thế giới. Thành phố nằm nằm giữa các núi đá và thảo nguyên ở Canada nên khí hậu rất mát mẻ và trong lành. Tuy nhiên, quan trọng là cách thành phố này xử lý những vi phạm để đảm bảo môi trường mỹ quan sạch của mình. Nếu bạn xả rác từ xe hơi hoặc ném đầu lọc thuốc lá thì sẽ bị phạt đến 1.000 USD.

Iceland được gọi là hòn đảo Đại Tây Dương, là láng giềng châu Âu gần nhất của Mỹ. Khí hậu của Iceland không quá khắc nghiệt vào mùa đông như cái tên “lạnh lẽo” của nó.

Nếu ai từng ghé thăm Reykjavik thì sẽ vô cùng ấn tượng bởi những con phố xinh đẹp không có rác, những chiếc xe bus chạy bằng nhiên liệu sạch hydrogen, điện và khí đốt cũng được sản xuất từ nguồn sạch.

Thủ đô của Iceland, Reykjavik là một trong những nơi được bình chọn có chất lượng không khí tốt nhất thế giới. Tại một số khu vực trong thành phố, người dân có thể trực tiếp uống nước từ vòi nước công cộng vì đa phần nguồn nước tại đây đều tinh khiết và hoàn toàn đến từ tự nhiên.

Lãnh đạo thành phố Reykjavik từ lâu đã đặt ưu tiên tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế lên hàng đầu, nhằm bảo vệ thành phố khỏi ô nhiễm không khí và nước dùng.

Năm 2019, Thủ đô nước Áo năm thứ hai liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng những thành phố đáng sống nhất thế giới. Vienna có điểm số cao nhất về sự ổn định, văn hóa và môi trường, giáo dục và cơ sở hạ tầng, chăm sóc sức khỏe.

Ngoài những công trình kiến trúc hùng vĩ như cung điện Habsburg, các cửa hàng cà phê và bánh ngọt truyền thống, Vienna còn nổi tiếng bởi môi trường xanh sạch, yếu tố quan trọng trong bảng xếp hạng của EIU.

Một nửa diện tích đô thị của Vienna bao phủ bởi cây xanh, cùng hệ thống giao thông công cộng tiện lợi. Nguồn nước uống tinh khiết từ dãy Alps cũng là niềm tự hào của thành phố, bên cạnh con sông Danube thơ mộng, nơi người dân thoải mái bơi lội vào mùa hè.