» Bộ Xây dựng dự báo đầu ra cho xi măng sẽ cải thiện năm 2025, mặc dù tình hình kinh tế thế giới có thể phức tạp do xung đột vũ trang, đồng thời cũng đưa ra các giải pháp để bình ổn thị trường xi măng trong thời gian tới.
Giải pháp nào thúc đẩy cho ngành xi măng Việt Nam?
Theo Chủ tịch Hiệp hội Xi-măng Việt Nam Nguyễn Quang Cung, doanh nghiệp xi măng chưa nhận được hỗ trợ đáng kể để duy trì sản xuất, nâng cấp hệ thống. Cần thiết thiết lập chính sách ưu đãi để phát triển bền vững, khuyến khích tái sử dụng nhiệt thừa khí thải, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
Để giải quyết vấn đề tài chính cho ngành xi măng, Bộ Xây dựng đã đề nghị Thủ tướng và Ngân hàng Nhà nước xem xét chỉnh sửa chính sách về khoanh nợ, giãn nợ và hạ lãi suất cho các doanh nghiệp trong ngành, phù hợp với năng lực tài chính hiện tại của họ.
Theo TS Lê Trung Thành – Vụ trưởng Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), Bộ đang phối hợp với các bộ và Hiệp hội Xi-măng Việt Nam để tăng công suất, giảm chi phí, và sử dụng chất thải công nghiệp. Mục tiêu là giảm giá thành xi măng, tạo điện từ nhiệt thừa và đồng thời bảo vệ môi trường.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã sửa đổi Thông tư 02/2023/TT-NHNN, mở rộng thời hạn trả nợ lên đến không quá 36 tháng từ ngày đáo hạn của khoản nợ được điều chỉnh. Đồng thời, thời gian áp dụng việc điều chỉnh này được kéo dài cho tới hết ngày 31/12/2025, cho phép doanh nghiệp có thêm thời gian để cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng đã hoàn thiện và trình Chính phủ các Luật Nhà ở và Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) để phát triển thị trường bền vững và triển khai ít nhất một triệu căn hộ xã hội cho công nhân từ 2021-2030, thúc đẩy tiêu thụ xi-măng thời gian tới.
ĐĂNG KÍ ĐỂ NHẬN TƯ VẤN BÁO CÁO NGÀNH XI MĂNG Q2/2024
VIRAC còn cung cấp hệ thống dữ liệu kinh tế Data Factory để phục vụ các cá nhân tra cứu dữ liệu thô. Data Factory VIRAC cung cấp dữ liệu của 456 mã ngành với thông tin: Số lượng doanh nghiệp; Số lượng lao động; Doanh thu thuần; Tài sản cố định; Vốn đầu tư cơ bản; Lợi nhuận trước thuế; Thuế và các khoản phải nộp của các ngành kinh tế.
Ngoài ra, thống kê nâng cao Data Factory VIRAC còn cung cấp dữ liệu về sản xuất, tiêu thụ, tồn kho của 1910 sản phẩm theo từng quý, từng tỉnh thành và toàn quốc.
Để tìm hiểu cụ thể hơn về Data Factory VIRAC, vui lòng gửi thông tin tới Zalo Official Account hoặc quét mã QR bên dưới.
VIRAC được thành lập bởi đội ngũ nhân sự uy tín và có chuyên môn về thông tin, tài chính và nghiên cứu thị trường trong khu vực. VIRAC chuyên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến:
Ngày 20/9, dưới sự bảo trợ của Bộ Xây dựng và UBND thành phố Hà Nội, Triển lãm Quốc tế Vietbuild Hà Nội 2023 lần thứ 2 chính thức được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch và Xây dựng quốc gia.
Cơ quan xếp hạng ICRA cho biết ngành Xi măng ở Ấn Độ sẽ đạt mức phụ thuộc 40% vào năng lượng tái tạo trong các hoạt động của mình trong năm tài chính 2025.
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa trình HĐND tỉnh điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xay dựng thông thường đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
Ngày 15/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1069/QĐ-TTg bổ nhiệm ông Bùi Xuân Dũng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vicem, giữ chức thứ trưởng Bộ Xây dựng.
(ximang.vn) Cùng ximang.vn điểm lại những sự kiện và vấn đề nổi bật trong tuần của ngành xi măng và các ngành, lĩnh vực có liên quan.
Triển lãm Quốc tế máy móc, thiết bị ngành Bê tông - Xi măng 2023 (Cement & Concrete Vietnam Expo 2023).
Trong công điện tối 12/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ phối hợp đẩy nhanh tiến độ dùng cát biển san nền các dự án. Việc này nhằm giảm phụ thuộc vào cát sông và chủ động nguồn vật liệu, đẩy nhanh tiến độ dự án.
Trong những tháng đầu năm 2024, ngành xi măng vẫn chịu ảnh hưởng tình hình thế giới, thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu phục hồi, nguồn cung xi măng vượt xa so với cầu; giá nguyên, nhiên liệu cho đầu vào cho sản xuất xi măng vẫn ở mức cao...
Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) Nguyễn Thanh Tùng thông tin, trong những tháng đầu năm 2024, ngành xi măng vẫn chịu ảnh hưởng bởi nhu cầu yếu khi thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu phục hồi, các dự án đầu tư công triển khai chậm, nguồn cung xi măng vượt xa so với cầu; việc áp dụng cầu cạn cao tốc bằng bê tông cốt thép còn hạn chế, giải pháp sử dụng xi măng để gia cố, ổn định nền đất chưa được áp dụng; giá nguyên, nhiên liệu cho đầu vào cho sản xuất xi măng vẫn ở mức cao...
Kênh xuất khẩu cũng thu hẹp lại khi Trung Quốc vốn là thị trường nhập khẩu nhiều nhất xi măng, clinker Việt Nam hiện cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu, xi măng Việt càng khó cạnh tranh. Tuy nhiên, giá xuất khẩu clinker hiện rất thấp, chỉ 31 - 32 USD/tấn, trong khi cùng kỳ năm trước 38 - 39 USD/tấn. Cạnh tranh nội bộ giữa các DN tại nội địa gay gắt, bán dưới giá thành sản xuất, tạo áp lực càng lớn trong tiêu thụ của các DN thuộc VICEM.
Những nguyên nhân trên khiến tiêu thụ xi măng trong nước và xuất khẩu sụt giảm, tồn kho tăng cao, một số nhà máy phải giảm năng suất hoặc dừng lò để hạn chế đổ clinker ra bãi, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Với loạt khó khăn đó, các chỉ tiêu sản xuất, tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận của VICEM nửa đầu năm đều không đạt. Sản lượng sản xuất clinker 6 tháng đầu năm 2024 của Tổng Công ty đạt 7,63 triệu tấn, bằng 45,1% kế hoạch năm 2024 và giảm 7,8% so với cùng kỳ năm 2023. Sản lượng sản xuất xi măng đạt 9,77 triệu tấn, bằng 45,4% kế hoạch và giảm 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cùng đó, tổng sản phẩm tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2024 đạt 11,45 triệu tấn, bằng 47,6% kế hoạch năm 2024 và tương đương so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó tiêu thụ xi măng đạt 9,86 triệu tấn, bằng 45,6% kế hoạch năm 2024 và giảm 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng doanh thu 6 tháng mới đạt 13.198 tỷ đồng, bằng 46,1% kế hoạch năm 2024 và giảm 19,4% so với cùng kỳ năm 2023. Nộp ngân sách Nhà nước đạt 547 tỷ đồng, giảm 20,9% so với cùng kỳ.
Không chỉ có VICEM, mà một số DN xi măng lớn như Bỉm Sơn, Bút Sơn, Hoàng Mai… đang thua lỗ. Như Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn quý I/2024 ghi nhận doanh thu thuần 690 tỷ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ năm trước và lỗ ròng gần 49 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ gần 47 tỷ đồng. Đây cũng là quý thua lỗ thứ 7 liên tiếp của DN (từ quý III/2022).
Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, ngành xi măng đang gặp một số khó khăn rất lớn trong sản xuất và tiêu thụ, có nguy cơ đưa nhiều DN đến mức phá sản hoặc phải bán một phần cho nước ngoài. Giai đoạn này, ngành xi măng đang chịu áp lực lớn, khi khả năng hấp thụ của nền kinh tế trong nước kém.
Tiêu thụ nội địa rất yếu do các dự án đầu tư công triển khai còn chậm; các dự án xây dựng đường giao thông vẫn sử dụng công nghệ truyền thống; thị trường nhà ở, bất động sản dường như đóng băng; tỷ lệ các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội triển khai thực tế rất thấp.
Bên cạnh đó, các yếu tố bất khả kháng liên quan đến giá nhiên liệu, năng lượng tăng cao, đặc biệt giá than. Sự tăng giá năng lượng kéo theo tăng giá vận tải, trong khi chi phí vận tải của ngành xi măng ảnh hưởng lớn đến giá thành và giá bán sản phẩm. Mặt khác, DN xi măng trong nước đang phải chịu bất lợi khi thuế xuất khẩu clinker tăng từ 5% lên 10%, từ ngày 01/01/2023, không được áp dụng luật thuế giá trị gia tăng.
Đối với ngành xi măng, hiện nay, tổng số dây chuyền sản xuất xi măng đã đầu tư trên toàn quốc là 92 dây chuyền với tổng công suất 122,34 triệu tấn/năm (trong đó, có 4 dây chuyền với tổng công suất 11,4 triệu tấn xi măng/năm đã đầu tư xong nhưng chưa đưa vào vận hành, do không tiêu thụ được sản phẩm).
Các dây chuyền đầu tư từ năm 2011 đến nay đều sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến trên thế giới đạt tiêu chuẩn châu Âu. Đặc biệt, có những dây chuyền sản xuất xi măng hiện đại nhất trên thế giới như dây chuyền 2 và dây chuyển 3 nhà máy Xi măng Xuân Thành, tỉnh Hà Nam.
Năm 2024, dự kiến đến hết tháng 6/2024, tổng sản lượng sản xuất clinker và xi măng toàn quốc đạt khoảng 44 triệu tấn xi măng, tương đương cùng kỳ năm 2023 và các nhà máy cũng dự kiến chỉ đạt khoảng 70 - 75% tổng công suất thiết kế (trước năm 2022, các nhà máy thường vận hành trên 85%, thậm chí có những năm trên 95% công suất thiết kế). Tồn kho lũy kế khoảng 5 triệu tấn.
Trước tình hình đó, tại Hội nghị trực tuyến về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng vừa qua, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam Nguyễn Quang Cung kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành có giải pháp để tăng lượng tiêu thụ xi măng nội địa thông qua việc khuyến khích sử dụng xi măng làm cao tốc, cầu cạn ở những vùng có địa hình đất yếu như Đồng bằng sông Cửu Long, một số khu vực tại miền Trung, miền núi. Đẩy mạnh việc gia cố nền đường bằng xi măng - đất thay thế cho công nghệ truyền thống đắp nền cao tốc bằng đất, cát hiện nay để tăng tuổi thọ công trình.
Cũng như các ngân hàng giãn nợ vay đầu tư, giảm lãi suất cho các DN xi măng, tăng hạn mức vay vốn lưu động, không khuyến khích đầu tư FDI vào ngành xi măng vì DN trong nước đã làm chủ được công nghệ.
Về phía Bộ Xây dựng, áp lực dư thừa công suất sản xuất clinker trong nước rất lớn, trên 50 triệu tấn, trong khi tốc độ xây dựng lại rất chậm, dẫn đến áp lực nợ xấu ngành xi măng đang và sẽ trở thành gánh nặng cho nền kinh tế. Nếu không có giải pháp hỗ trợ của Nhà nước, nhiều DN xi măng sẽ phá sản.
Bộ Xây dựng lý giải, năm 2017, Luật Quy hoạch có hiệu lực đã bãi bỏ các Quy hoạch sản xuất, trong đó có sản phẩm xi măng, từ đó việc đầu tư các dự án sản xuất xi măng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Tuy nhiên, những năm gần đây, tình trạng dư thừa công suất sản xuất xi măng trên toàn quốc có hiện tượng tăng cao, dẫn đến khó kiểm soát tình hình cung cầu xi măng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Do đó, Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng nghiên cứu đề xuất thiết lập lại Quy hoạch lĩnh vực xi măng để bổ sung vào Luật Quy hoạch sửa đổi trong thời gian tới.
Tổng mức đầu tư ngành xi măng Việt Nam ước tính theo giá trị hiện đã lên đến 500.000 tỷ đồng (tương đương 20 tỷ USD), với tổng công suất đạt 122 triệu tấn/năm, nhưng có thể sản xuất vượt số này nhờ tăng tỷ lệ phụ gia.
Định hướng của ngành xi măng Việt Nam vẫn lấy thị trường nội địa làm nền tảng chính cho sự phát triển bền vững
Ngành xi măng trong năm 2024 vẫn được xem là chịu nhiều khó khăn từ việc nhu cầu trong nước khó tăng cao, nguồn cung tiếp tục vượt xa cầu, một số dây chuyền mới đi vào sản xuất, thị trường bất động sản vẫn chưa thể sôi động trở lại.... Tất cả khó khăn này đã đưa ngành xi măng vào thế khó là không tiêu thụ được xi măng và clinker, một số nhà máy có vốn vay đầu tư lớn hàng trăm triệu USD, còn nợ ngân hàng nhiều có thể phá sản hoặc bán tháo cho nước ngoài, đây là điều đáng lo ngại.
Nhiều nhà máy phải dừng 1 hoặc 2 dây chuyền để giảm lượng tồn kho
Theo tính toán của Hiệp hội xi măng Việt Nam, năm 2023, cả nước sản xuất và tiêu thụ gần 88,6 triệu tấn xi măng và clinker, đạt gần 79% năng lực sản xuất của 83 dây chuyền, khoảng 70% năng lực thực tế. Tiêu thụ xi măng nội địa năm 2023 đạt 57,083 triệu tấn, bằng 84,3% tiêu thụ nội địa năm 2022. Trong đó, có 8 dây chuyền sản xuất xi măng phải ngừng hoạt động, nhiều nhà máy phải dừng 1 hoặc 2 dây chuyền để giảm lượng tồn kho, phải dừng lò vì dư thừa công suất lần đầu xảy ra trong lịch sử ngành xi măng.
Xuất khẩu xi măng, clinker tiếp tục gặp khó. Khi thị trường bất động sản Trung Quốc chưa có dấu hiệu phục hồi, xi măng Trung Quốc cũng bị dư thừa và dự báo sẽ cạnh tranh với xi măng Việt Nam vào các thị trường như Philippines, Trung Mỹ, Nam Phi... Từ tháng 10/2023, châu Âu bắt đầu triển khai cơ chế điều chỉnh biên giới carbon đối với xi măng nhập khẩu nên sẽ là khó khăn với doanh nghiệp xuất khẩu xi măng sang châu Âu. Cùng với giá điện, than và các nguyên nhiên liệu đầu vào cho sản xuất đều tăng, có thời điểm giá than tăng gấp 3 lần; năm 2023, giá bán lẻ điện bình quân tăng 7,5%... Mặt khác, doanh nghiệp xi măng chịu bất lợi khi thuế xuất khẩu clinker tăng từ 5% lên 10%, từ ngày 01/01/2023, không được áp dụng luật thuế giá trị gia tăng.
Phải đối mặt với khó khăn, thách thức chung của ngành xi măng, Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) tăng cường sử dụng rác thải làm nhiên liệu thay thế, sử dụng bùn thải thay thế sét, sử dụng thạch cao nhân tạo thay thế thạch cao tự nhiên; nghiên cứu sản phẩm mới giảm phát thải ra môi trường, góp phần tiết giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường, giảm sử dụng tài nguyên không tái tạo.
Mặc dù VICEM đã đưa ra nhiều giải pháp nhưng doanh thu, lợi nhuận năm 2023 của VICEM không đạt kế hoạch năm và giảm so với thực hiện năm 2022 chủ yếu do nhu cầu tiêu thụ xi măng thấp dẫn đến sản lượng tiêu thụ xi măng, clinker của toàn VICEM sụt giảm làm tăng chi phí cố định trên tấn sản phẩm; giá thu về xi măng, clinker giảm. Cụ thể, xi măng là 20,48 triệu tấn, đạt 88,9% kế hoạch năm 2023, trong đó xi măng trong nước là 17,63 triệu tấn, đạt 89,6% kế hoạch năm 2023. Xi măng xuất khẩu là 2,85 triệu tấn, đạt 85,1% kế hoạch năm 2023. Clinker là 2,09 triệu tấn, đạt 104% kế hoạch năm 2023.Tổng doanh thu là 30.169 tỷ đồng, đạt 86,1% kế hoạch năm 2023. Lợi nhuận trước thuế chưa tính chênh lệch tỷ giá cuối kỳ lỗ 428,0 tỷ đồng, (kế hoạch năm 2023 lãi 75,7 tỷ đồng).
Đặc biệt, tới đây khi một số dây chuyền mới dự báo đi vào sản xuất như: Vissai Đại Dương 2, Xi măng Xuân Sơn...sẽ nâng tổng công suất lên đáng kể, chênh lệch cung cầu của thị trường tăng cao.
Sửa đổi chính sách thuế GTGT đối với sản phẩm clinker xuất khẩu
Để giúp ngành xi măng vượt qua khó khăn hiện nay, theo TS. Nguyễn Quang Hiệp, Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng cho rằng: Ngoài đẩy nhanh triển khai các dự án đầu tư công, xây dựng kết cấu hạ tầng, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản; đẩy nhanh đầu tư xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội thì về chính sách thuế, kiến nghị Chính phủ tạm hoãn việc tăng thuế xuất khẩu clinker từ 5% lên 10% và tạm giữ mức thuế suất xuất khẩu clinker ở mức cũ 5% thêm 2 năm. Đồng thời, kiến nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi chính sách thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với sản phẩm clinker xuất khẩu, theo hướng sản xuất clinker xuất khẩu không thuộc đối tượng hàng hóa không chịu thuế giá trị gia tăng.
Đại diện Hiệp hội Xi măng Việt Nam kiến nghị, khẩn trương ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn về việc sử dụng nguyên, nhiên liệu thay thế cho các ngành công nghiệp, trong đó có ngành xi măng. Có chính sách khuyến khích về thuế, tài chính cho nhà máy sử dụng nguyên, nhiên liệu thay thế. Tạo điều kiện để việc vận chuyển, tái sử dụng các chất thải, rác thải làm nguyên, nhiên liệu thay thế được thuận tiện. Cần ban hành các quy định, hướng dẫn các nhà máy xi măng thực hiện kiểm kê, báo cáo phát thải khí nhà kính.
Cùng với sự quyết liệt của Chính phủ, đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ, hy vọng năm 2024 tốc độ giải ngân vốn đầu tư công tại một số địa phương, sẽ triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án, thì sẽ tăng trưởng tiêu thụ xi măng trong nước giảm áp lực dư thừa nguồn cung.
Doanh nghiệp ngành xi măng chìm trong thua lỗ
HT1: Kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ xi măng tăng tích cực vào nửa cuối năm 2024
VICEM: Vượt khó, ứng dụng khoa học kỹ thuật “Đổi mới sáng tạo”