Bảo đảm an sinh xã hội và thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững là chủ trương xuyên suốt của Đảng và Nhà nước nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo động lực cho người dân phát triển kinh tế. Những năm qua, công tác giảm nghèo đã được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm triển khai thực hiện, tác động trực tiếp đến nhiều lĩnh vực của đời sống người nghèo, giúp hộ nghèo phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Trong Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm đề ra mục tiêu đến 2030: Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm bình quân 1 đến 1,5%/năm.
Khái niệm hộ nghèo, hộ cận nghèo:
Hộ nghèo, hộ cận nghèo được quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành. Theo đó, Hộ nghèo, hộ cận nghèo là hộ gia đình qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn, cụ thể:
Hộ nghèo là những hộ gia đình đảm bảo những điều kiện nhất định theo quy định của Nhà nước và pháp luật. Theo đó, ở từng khu vực, tiêu chí xác định hộ nghèo là khác nhau. Cụ thể:
– Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
– Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Cũng giống hộ nghèo, hộ cận nghèo được xác định theo khu vực, địa phương. Những đối tượng thuộc hộ cận nghèo cần đảm bảo những tiêu chí nhất định như sau:
– Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
– Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Có thể thấy, để xác định hộ nghèo, hộ cần nghèo, Nhà nước sẽ căn cứ vào thu nhập của các hộ đó. Đây đều là những hộ có thu nhập sống kém, mức sống thấp. Nhằm đảm bảo cuộc sống cho những đối tượng này, Nhà nước phải đưa ra những chủ trương xét duyệt hộ nghèo, hộ cần nghèo để có thể đưa ra những biện pháp hỗ trợ kịp thời. Điển hình là sự hỗ trợ về việc miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên.
Thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở nước ta hiện nay:
– 30/4/1975, đất nước ta hoàn toàn được giải phóng khỏi ách xâm lược của bọn thực dân, đế quốc. Sau khi giành được độc lập, đất nước ta phải đối mặt với 2 loại giặc: “giặc đói” và “giặc dốt”. Đảng, Nhà nước và nhân dân bắt tay vào công cuộc đổi mới đất nước. Các kế hoạch dài hạn 5 năm nhằm phát triển kinh tế liên tục được triển khai và thực hiện. Từ năm 1986 đến nay, công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được những thành tựu quan trọng: Đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng, kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống người dân được cải thiện rõ nét. Tuy nhiên, vấn đề phân hóa giàu nghèo nổi lên giữa các vùng, các nhóm dân cư, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số,..đời sống của người dân còn rất nhiều khó khăn. Vào đầu năm 1990, chính phủ Việt Nam đã phát động chương trình xóa đói giảm nghèo. Chỉ sau gần 30 năm, Việt Nam từ nước nghèo, đi lên trở thành nước đang phát triển. Số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở nước ta liên tục giảm.
– Từ thời kỳ hướng tới mục tiêu “ăn no mặc ấm”, Đảng và Nhà nước ta hướng tới xây dựng và không ngừng nâng cao đời sống người dân. Người dân hiện đang hướng theo mục tiêu chất lượng cuộc sống là “ ăn ngon mặc đẹp”. Các chính sách nâng cao chất lượng cuộc sống, hỗ trợ người nghèo được Đảng và Nhà nước đưa ra nhằm đưa người dân thoát khỏi tình trạng đói nghèo.
Hộ nghèo, hộ cận nghèo có được miễn giảm học phí không?
– Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển. Kinh tế và mức sống của người dân ngày một tăng. tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta vẫn đang ở mức tương đối. Đưa ra những biện pháp hỗ trợ người dân xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân là bài toán mà cơ quan chức năng Nhà nước luôn tìm lời giải trong nhiều năm nay. Một trong những phương thức bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người dân có hoàn cảnh khó khăn là chính sách miễn giảm học phí mà Nhà nước đưa ra.
– Điều 7 Nghị định 86/2015/NĐ – CP đưa ra về những đối tượng miễn giảm học phí .Theo đó, những đối tượng sau sẽ nằm trong diện đối tượng được miễn giảm học phí:
+ Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng.
+ Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.
+ Trẻ em học mẫu giáo và học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng.
+ Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ
+ Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
+ Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông là con của hạ sĩ quan và binh sĩ, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân.
+ Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên).
+ Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học.
+ Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
+ Sinh viên học chuyên ngành Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh các chuyên ngành: Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh.
+ Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
+ Sinh viên cao đẳng, đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh học các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
+ Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp.
+ Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu theo danh mục do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương quy định.
+ Người học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Như vậy, theo quy định của điều luật trên, học sinh thuộc diện hộ nghèo được Nhà nước miễn giảm học phí. Đây được xem là một trong những phương thức hỗ trợ của Nhà nước đối với các hoàn cảnh khó khăn. sự hỗ trợ này của Nhà nước giúp học sinh thuộc diện khó khăn có điều kiện được học tập, được đến trường. Điều này, phần nào giảm đi được những khó khăn, giảm bớt áp lực về kinh tế, khuyến khích con em hộ nghèo có điều kiện học tập tốt nhất để có thể tìm kiếm được việc làm phù hợp trong tương lai. Người ta thường nói, trẻ em là tương lai của đất nước. Việc Nhà nước đưa ra những phương án hỗ trợ phù hợp, kịp thời này góp phần rất lớn vào việc bồi dưỡng, thúc đẩy sự phát triển của thế hệ trẻ. Công dân Việt nam được học tập đầy đủ, điều này đồng nghĩa với việc đất nước Việt Nam cũng ngày một phát triển đi lên.
– Thực tế hiện nay, các chính sách áp dụng miễn giảm học phí cho người dân có hoàn cảnh khó khăn luôn được Nhà nước đẩy mạnh quan tâm. Miễn giảm học phí sẽ giúp các đối tượng khó khăn có cơ hội được học tập và xây dựng tương lai cho mình. Đặc biệt, đối với các cá nhân thuộc diện hộ nghèo, chính sách miễn giảm học phí giúp họ vơi bớt nỗi lo về mặt kinh tế, có nền tảng học tập, có cơ hội phát triển tương lai. Chính sách miễn giảm học phí cho hộ nghèo là cách thức thể hiện tinh thần tương thân tương án, mục đích xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân một cách rõ ràng và sâu sắc nhất.
Vừa qua, Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã tổ chức giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và cận nghèo tại một số địa phương trong tỉnh. Theo đánh giá, việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của tỉnh. Công tác tham mưu, phối hợp được các ngành thực hiện hiệu quả. Các địa phương đã tập trung, nghiêm túc triển khai thực hiện chính sách, đảm bảo đúng đối tượng, đầy đủ, kịp thời. Qua đó, tác động tích cực đến tâm lý lãnh đạo địa phương, nhà trường, phụ huynh và kết quả học tập của học sinh, sinh viên.
Tuy nhiên, qua giám sát, khảo sát thực tế cho thấy việc thực hiện những chính sách này vẫn còn một số khó khăn, hạn chế. Thời gian tới, số đối tượng thụ hưởng có thể sẽ bị thu hẹp, ngoài ra nhiều hộ vừa thoát nghèo, điều kiện vẫn còn khó khăn. Do đó, Ban Dân tộc HĐND tỉnh có một số kiến nghị đối với UBND tỉnh, các ngành, địa phương để chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn tỉnh được thực hiện đảm bảo đem lại hiệu quả thiết thực./.
Link:https://baobinhphuoc.com.vn/news/32/158560/chinh-sach-ho-tro-hoc-sinh-sinh-vien-thuoc-ho-ngheo-can-ngheo-duoc-binh-phuoc-dac-biet-quan-tam