Gdp Việt Nam Đứng Thứ Mấy Đông Nam Á 2024

Gdp Việt Nam Đứng Thứ Mấy Đông Nam Á 2024

Theo báo cáo mới nhất của IMF, nhiều khả năng trong năm 2023, Việt Nam sẽ đứng thứ tư Đông Nam Á về quy mô kinh tế, sau Indonesia, Thái Lan, Singapore và xếp trên Philippines, Malaysia, với mức tăng trưởng 5,8%, đạt trên 430 tỷ USD.

Guatemala – Xuất khẩu 204,000 tấn cà phê

Nằm ở phía đông của Mexico và phía tây của Honduras, Guatemala cũng là một trong những quốc gia sản xuất cà phê lớn trên thế giới. Nước này là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất khắp Trung Mỹ trong thế kỷ 20 (trước khi bị Honduras vượt qua). Từ thế kỷ 19, xuất khẩu cà phê đã trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế đất nước.

Các vùng sản xuất cà phê trong nước là những vùng có khí hậu cận nhiệt đới ôn hòa. Những vùng này bao gồm Antigua, Atitlan, Cao nguyên Fraijanes, Cao nguyên Huehuetenango, Nuevo Oriente, Volcan San Marcos và Rainforest Coban. Hương vị cà phê Guatemala sẽ được xác định bởi vị trí của đồn điền. Loại được trồng ở Tây Nguyên có vị chua từ hoa và thường có vị cay hoặc vị socola. Những loài xuất thân từ các khu vực núi sẽ ít có tính axit vì chúng đã tiếp xúc với vùng biển Caribe hoặc Thái Bình Dương.

Và đó là những thông tin nhằm giải đáp cho câu hỏi “cà phê Việt Nam đứng thứ mấy trên thế giới?”. Có thể thấy cà phê Việt Nam vẫn đang ở vị trí thứ hai trên thế giới. Thế nhưng, nếu chúng ta không tận dụng lợi thế đó cùng với những ưu đãi từ Hiệp định thương mại EVFTA, UKVFTA sẽ dễ dàng bị các đối thủ khác vượt mặt.

Số liệu trong bài viết được lấy từ Alibaba.com

Khó chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học

Những năm qua, đội ngũ trí thức Việt Nam phát triển nhanh về số lượng, ngày càng nâng cao về chất lượng, là lực lượng đi đầu trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Môi trường điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất và kỹ thuật cho hoạt động của trí thức ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, những hạn chế không khó để thấy thị trường khoa học và công nghệ phát triển còn chưa tương xứng với tiềm năng; Các kết quả nghiên cứu còn tồn tại thực trạng "đút ngăn kéo"; mối liên kết giữa nghiên cứu với đào tạo, giữa nghiên cứu với thị trường và doanh nghiệp còn yếu.

Thiếu nguồn lực đầu tư cho khoa học

15 năm qua, thực hiện Nghị quyết số 27 về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã đạt được nhiều kết quả rất đáng khích lệ, nhưng vẫn còn nhiều việc cần phải làm để tạo môi trường thực sự thúc đẩy sáng tạo.

Kết quả nghiên cứu của các trí thức, nhà khoa học tại Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam là các cấp luận cứ khoa học giúp cho Đảng, Nhà nước hoạch định đường lối, chiến lược phát triển đất nước. Tuy nhiên, những năm gần đây, hoạt động này đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức:

Ông Phan Chí Hiếu - Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho hay: "Lực lượng đội ngũ các nhà nghiên cứu khoa học của chúng tôi thì đang mỏng dần đi, rất nhiều nhà nghiên cứu khoa học danh tiếng tên tuổi của đất nước có học hàm học vị cao thì cũng đã đến tuổi được nghỉ chế độ trong khi đó thì thực hiện chính sách tinh giản biên chế nên chúng tôi rất khó trong việc tuyển dụng các nhà khoa học trẻ và bên cạnh đó thì nhiều nhà khoa học giỏi của chúng tôi cũng xin chuyển cơ quan công tác vì các lý do khác nhau, trong đó có một lý do rất đơn giản là sự đảm bảo cho các hoạt động nghiên cứu rồi giải quyết chế độ chính sách là cũng chưa bằng các cơ quan bên ngoài thế nên là thời gian gần đây chúng tôi cũng đang chứng kiến hiện tượng chảy máu chất xám tại chỗ, đấy cũng là vấn đề hết sức đau đầu cho chúng tôi".

Cùng với đó nhà những rào cản trong hoạt động nghiên cứu khoa học như bố trí nguồn lực còn rất hạn hẹp, các thủ tục hành chính trong khoa học còn rườm rà, thậm chí lo giải quyết thủ tục hành chính còn mất nhiều thời gian hơn là dành cho việc tiến hành các hoạt động nghiên cứu. Bên cạnh đó, chức năng phản biện của các nhà khoa học chưa thực sự được phát huy:

PGS.TS. Bùi Quang Tuấn - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: "Cần phải có một hành lang pháp lý rõ hơn để cho người ta nắm được cái gì là cái giới hạn, cái gì là cái không gian thì có thể thực hiện thì cái đấy thì người ta yên tâm hơn chứ bây giờ chúng ta đưa ra một cái mới, phát biểu một quan điểm mới, nhưng mà nếu không khéo dễ bị quy chụp lắm. Đặc biệt là những vấn đề nhạy cảm, đôi khi vì người ta sợ một cái gì đó nó không đảm bảo sự an toàn cho người ta thì người ta không dám nói, như thế thì vô hình chung là chúng ta đang giảm không gian, giảm dư địa của sự sáng tạo rồi".

Trong thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam đã và đang có những chuyển biến tích cực theo hướng phát triển nền kinh tế theo chiều sâu, giảm dần sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, từng bước chuyển sang dựa vào ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Vai trò của các nhà khoa học vì thế càng quan trọng hơn bao giờ hết.

Cần nhìn nhận rằng trình độ KH&CN của nước ta có khoảng cách đáng kể so với các nước nhóm đầu khu vực Đông Nam Á và còn tồn tại tồn tại những hạn chế, rào càn cần tiếp tục vượt qua trong giai đoạn tới. Nghiên cứu khoa học, kỹ thuật vốn là công việc đặc thù, thậm chí rất đặc biệt, việc quản lý cần phải khác so với những lĩnh vực khác, có như vậy mới khơi thông các nút thắt, tạo động lực bứt phá.

GS.TSKH Phạm Đức Chính - Chủ tịch HĐKH Viện cơ học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam sẽ cùng bàn luận để làm rõ hơn vấn đề này trong chương trình Vấn đề hôm nay.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Theo dự báo của IMF, năm 2022, 5 quốc gia có quy mô GDP nhất gồm có Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Iran và Hàn Quốc, chiếm hơn 94% GDP của châu Á. Trong khi đó, Đông Timor là quốc gia được dự báo có quy mô GDP nhỏ nhất châu Á, đạt 2,46 tỷ USD.

Bên cạnh đó, châu Á có 7 quốc gia được dự báo có quy mô GDP trên 1.000 tỷ USD và 14 quốc gia được dự báo có quy mô GDP trên 100 tỷ USD.

Top 15 quốc gia có quy mô GDP năm 2022 lớn nhất châu Á theo dự báo của IMF. Nguồn: IMF.

Trong các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Việt Nam và Philippines được dự báo lọt top 15 quốc gia có quy mô GDP lớn nhất châu Á năm 2022.

Trong đó, Indonesia là quốc gia có xếp hạng cao nhất, được dự báo xếp thứ 6 trong các quốc gia có quy mô GDP lớn nhất châu Á năm 2022.

Theo sau là Thái Lan, Malaysia, Singapore, Việt Nam và Philippines với thứ hạng quy mô GDP lần lượt là 8, 12, 13, 14 và 15 trong top 15 quốc gia được dự báo có quy mô GDP lớn nhất châu Á năm 2022.

GDP năm 2022 các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á theo dự báo của IMF. Nguồn: IMF.

Xét riêng các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, Indonesia được dự báo có quy mô GDP dẫn đầu, đạt khoảng 1.289,43 tỷ USD vào năm 2022. Cùng với đó, Thái Lan xếp ở vị trí thứ 2 với dự báo quy mô GDP đạt khoảng 534,758 tỷ USD.

Cùng với đó, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Philippines, Myanmar, Campuchia, Campuchia, Brunei, Lào và Đông Timor được dự báo quy mô GDP đạt lần lượt là 434,06 tỷ USD; 423,63 tỷ USD; 413,81 tỷ USD; 401,66 tỷ USD; 59,53 tỷ USD; 28,33 tỷ USD; 18,5 tỷ USD; 16,25 tỷ USD và 2,5 tỷ USD.

Như vậy, quy mô GDP Việt Nam năm 2022 được IMF dự báo xếp thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 14 trong khu vực châu Á.

Theo dự báo của IMF, so với năm 2021, quy mô GDP của Việt Nam tăng 47,61 tỷ USD. Indonesia và Malaysia là nước có mức tăng cao hơn Việt Nam khi quy mô GDP tăng lần lượt là 102,11 tỷ USD và 61.02 tỷ USD.

Trong khi đó, các quốc gia khác có sự cải thiện nhưng chậm hơn như: Thái Lan (tăng 28,86 tỷ USD), Singapore (tăng 26,64 tỷ USD), Philippines (tăng 7,58 tỷ USD), Brunei (tăng 4,5 tỷ USD), Campuchia (tăng 2,02 tỷ USD) và Đông Timor (tăng 142 triệu USD).

Sau Trung Quốc, 4 quốc gia thuộc nhóm 5 nước có quy mô GDP(PPP) lớn nhất châu Á gồm có Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia và Hàn Quốc.

Trên thực tế, GDP theo sức mua tương đương (PPP) được các tổ chức quốc sử dụng để phản ánh chính xác hơn sự phát triển của một quốc gia. Cùng với đó, GDP (PPP) sẽ phản ánh một phần chất lượng đời sống của người dân trong một khu vực.

Theo dữ liệu của IMF, năm 2022, 5 nền kinh tế lớn nhất gồm có Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia và Hàn Quốc, chiếm hơn 70% GDP (PPP) của châu Á. Trong khi đó, Đông Timor là nền kinh tế được dự báo có quy mô GDP (PPP) nhỏ nhất châu Á.

Top 10 quốc gia có GDP (PPP) lớn nhất châu Á năm 2022. Nguồn: IMF

Trong các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam lọt vào top 10 quốc gia có quy mô GDP (PPP) lớn nhất châu Á năm 2022.

Trong đó, Indonesia là quốc gia có xếp hạng cao nhất, xếp thứ 4 trong các quốc gia có GDP (PPP) lớn nhất châu Á năm 2022. Theo sau là Thái Lan, Việt Nam với thứ hạng lần lượt là 9 và 10 trong top 10 các quốc gia có quy mô GDP (PPP) lớn nhất châu Á năm 2022.

GDP (PPP) các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á năm 2022. Nguồn: IMF.

Xét riêng các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, Indonesia có quy mô GDP (PPP) dẫn đầu các nước trong khu vực, đạt khoảng 4.023 tỷ USD vào năm 2022. Cùng với đó, Thái Lan và Việt Nam xếp ở vị trí thứ 2 và thứ 3 với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 1.480 tỷ USD và 1.300 tỷ USD.

Cùng với đó, Philippines có quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 1.155 tỷ USD, xếp thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á. Malaysia xếp thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 1.096 tỷ USD.

Singapore xếp thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 700,98 tỷ USD. Cùng với đó, Myanmar, Campuchia, Lào, Brunei và Đông Timor có quy mô GDP (PPP) đạt lần lượt là 260 tỷ USD, 89 tỷ USD, 69 tỷ USD, 32 tỷ USD và 5,35 tỷ USD.

Theo IMF, so với năm 2022, GDP (PPP) của Việt Nam tăng 165,67 tỷ USD. Indonesia là nước duy nhất có mức tăng cao hơn Việt Nam khi GDP (PPP) tăng 457,24 tỷ USD.

Trong khi đó, các quốc gia khác có sự cải thiện nhưng chậm hơn như: Philippines (tăng 142,16 tỷ USD), Thái Lan (136,36 tỷ USD), Malaysia (tăng 125,23 tỷ USD), Singapore (tăng 65,71 tỷ USD), Myanmar (tăng 21,97 tỷ USD), Campuchia (tăng 9,97 tỷ USD), Lào (tăng 5,93 tỷ USD) và Brunei (tăng 2,48 tỷ USD).

Theo quy mô GDP danh nghĩa, năm 2022, quy mô GDP Việt Nam năm 2022 đạt khoảng 413,81 tỷ USD, xếp thứ 37 trên thế giới.

Quy mô GDP Việt Nam năm 2022 tăng 45,81 tỷ USD, nhảy 4 bậc so với năm 2021. Xét riêng các nước trong khối ASEAN, năm 2022, Indonesia là nước có quy mô GDP dẫn đầu trong khu vực ASEAN, đạt khoảng 1.290 tỷ USD, xếp thứ 17 thế giới. Tiếp theo là Thái Lan với 534,76 tỷ USD, xếp thứ 2 khu vực Đông Nam Á và thứ 26 thế giới.

Cùng với đó, Malaysia có quy mô GDP đạt khoảng 434,06 tỷ USD, xếp thứ 3 trong khối ASEAN và thứ 35 trên thế giới. Singapore có quy mô GDP xếp thứ 4 trong khối ASEAN và thứ 36 trên thế giới, đạt khoảng 423,63 tỷ USD vào năm 2022.

Với Việt Nam, quy mô GDP năm 2022 xếp thứ 5 trong khối ASEAN, xếp trên Philippines, Myanmar, Campuchia, Brunei và Lào. Philippines, Myanmar, Campuchia, Brunei và Lào có quy mô GDP đạt lần lượt là 401,66 tỷ USD; 59,53 tỷ USD; 28,33 tỷ USD; 18,5 tỷ USD và 16,25 tỷ USD trong năm 2022.

Năm 2023, IMF đã đưa ra dự báo quy mô quy mô GDP Việt Nam đạt khoảng 469,621 tỷ USD, xếp thứ 3 trong khối ASEAN và 36 trên thế giới. Với dự báo này của IMF, quy mô GDP Việt Nam năm 2023 tăng 55,81 tỷ USD, nhảy 1 bậc so với năm 2022 trên quy mô thế giới. Cùng với đó, quy mô GDP Việt Nam năm 2023 tăng hơn 57 lần, nhảy 50 bậc so với năm 1990 trên quy mô thế giới.