Bệnh Ocd

Bệnh Ocd

Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một căn bệnh tâm lý ảnh hưởng đến cuộc sống của chính người bệnh và những người xung quanh. Vậy, rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì và dấu hiệu nhận biết của căn bệnh này như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết sau để biết thêm nhiều thông tin hơn về căn bệnh này.

Nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Các chuyên gia chưa biết nguyên nhân chính xác của rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở trẻ em nên chỉ có thể chỉ ra sự kết hợp của yếu tố sinh học và môi trường.

Vì không có xét nghiệm nào trong phòng thí nghiệm cho rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở trẻ em, các bác sĩ dựa trên chẩn đoán của họ để đánh giá tâm thần toàn diện, sau khi loại trừ các nguyên nhân thực thể khác gây ra các triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Chưa có nguyên nhân chính xác cho chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở trẻ em

Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế được chẩn đoán như thế nào?

Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường khởi phát ở độ tuổi từ 15 - 25, tỷ lệ nam phát bệnh sớm hơn nữ nhưng tỷ lệ nữ mắc bệnh lại cao hơn nam giới. Căn bệnh này gây ra khá nhiều rắc rối cho người bệnh và những người xung quanh như ảnh hưởng đến công việc, ngoại hình, tăng xung đột trong xã hội, gây hại cho mọi người xung quanh bởi suy nghĩ tiêu cực,...

Mặc dù có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế nhưng các dấu hiệu trên chỉ mang tính tương đối. Để biết chính xác bản thân có đang mắc phải tình trạng này hay không, người bệnh cần đến bệnh viện để kiểm tra, thăm khám.

Để đánh giá căn bệnh này, bác sĩ chủ yếu dựa vào các biểu hiện lâm sàng. Vì vậy, người bệnh nên trung thực thông báo với bác sĩ tất cả những vấn đề mình đang gặp phải để quá trình chẩn đoán diễn ra thuận lợi và chính xác nhất.

Việc chẩn đoán chứng rối loạn ám ảnh cưỡng bức thường được thực hiện với bác sĩ tâm lý hoặc bác sĩ chuyên khoa thần kinh. Quá trình chẩn đoán diễn ra nhanh chóng hay lâu hơn phụ thuộc vào sự tin tưởng của người bệnh đối với bác sĩ. Đặc biệt là đối với người bệnh OCD còn nhỏ tuổi, trẻ cần nhiều thời gian hơn để trẻ giãi bày được tất cả những vấn đề mà không lo lắng sợ hãi. Bác sĩ cũng như người nhà bệnh nhân cần phải thực sự kiên nhẫn trong quá trình chẩn đoán.

Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế không khó nhận ra nếu người thân, gia đình và bạn bè quan tâm, chú ý nhiều hơn đến người bệnh. Việc chẩn đoán sớm tình trạng này sẽ giúp người bệnh sớm tiếp thu trị liệu và thoát khỏi căn bệnh tâm lý này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo: msdmanuals.com, hellobacsi.com

© 2024 Công ty Tư vấn Quản lý OCD. All Rights Reserved.

Trẻ em mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) bị cản trở bởi những suy nghĩ, nỗi sợ hãi không mong muốn và căng thẳng. Vì thế, chúng cố gắng giảm bớt bằng cách cưỡng chế như đếm hoặc rửa tay. Bài viết này giải thích rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở trẻ em ảnh hưởng như thế nào, cách chẩn đoán và các phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Phòng ngừa rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Hiện không biết chính xác lý do tại sao một số trẻ em phát triển rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Có khả năng là một thành phần sinh học và thần kinh, một số trẻ bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế cũng có hội chứng Tourette hoặc các rối loạn tics khác. Có một số nghiên cứu cho rằng các vấn đề sức khỏe khi mang thai và khi sinh có thể khiến rối loạn ám ảnh cưỡng chế dễ mắc hơn, đây cũng là một trong nhiều lý do quan trọng để hỗ trợ sức khỏe của phụ nữ khi mang thai.

Việc nuôi dạy một đứa trẻ bị mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể là một thách thức, nhưng vẫn có một cách để đối phó. Hiểu biết các thông tin về rối loạn ám ảnh cưỡng chế là những bước đầu tiên cần thiết mà mỗi phụ huynh có con bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế nên làm để trở thành người phụ giúp hiệu quả cho quá trình trị liệu. Đồng thời, hiểu về bệnh của con cũng sẽ giúp bạn giảm căng thẳng và dễ dàng hơn trong việc chăm sóc bé.

Cuối cùng, điều quan trọng là đừng bao giờ từ bỏ hy vọng. Mặc dù không có "thuốc chữa" cho rối loạn ám ảnh cưỡng chế, nhưng có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau, vì vậy nếu chiến lược đầu tiên không hiệu quả, hãy tiếp tục thử. Đôi khi nó chỉ đơn giản là vấn đề tìm đúng bác sĩ trị liệu hoặc sự kết hợp phù hợp giữa thuốc và liệu pháp tâm lý. Với phương pháp điều trị thích hợp, nhiều trẻ em có thể thuyên giảm các triệu chứng và học được các chiến lược đối phó để phát triển trong cuộc sống hàng ngày.

Chưa có biện pháp phòng ngừa rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở trẻ em

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: verywellmind.com, cdc.gov, healthyplace.com

Trạng thái mở thầu Tất cả Hoàn thành mở thầu Hoàn thành mở hồ sơ kỹ thuật Hoàn thành đánh giá hồ sơ dự thầu Hoàn thành mở hồ sơ tài chính Hủy thầu

Số lượng nhà thầu: Tất cả Không có nhà thầu nào Có ít nhất 1 nhà thầu Số lượng nhà thầu từ cao đến thấp Số lượng nhà thầu từ thấp đến cao

Tổ chức đấu giá tài sản Tất cả

Tỉnh/Thành phố: Tỉnh/Thành phố Thực hiện tại Toàn quốc Thực hiện tại Ngoài lãnh thổ Việt Nam Hà Nội Hải Phòng Hải Dương Hưng Yên Hà Nam Nam Định Thái Bình Ninh Bình Hà Giang Cao Bằng Lào Cai Bắc Cạn Lạng Sơn Tuyên Quang Yên Bái Thái Nguyên Phú Thọ Vĩnh Phúc Bắc Giang Bắc Ninh Quảng Ninh Điện Biên Lai Châu Sơn La Hòa Bình Thanh Hoá Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên - Huế Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên Khánh Hòa Kon Tum Gia Lai Đắk Lắk Đắk Nông TP.Hồ Chí Minh Lâm Đồng Ninh Thuận Bình Phước Tây Ninh Bình Dương Đồng Nai Bình Thuận Bà Rịa - Vũng Tàu Long An Đồng Tháp An Giang Tiền Giang Vĩnh Long Bến Tre Kiên Giang Cần Thơ Hậu Giang Trà Vinh Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau Không xác định

Điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Bước đầu tiên để điều trị người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế là bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám toàn trạng và thực hiện một số bài test đánh giá. Một đánh giá toàn diện của Bác sĩ tâm thần sẽ xác định xem lo lắng hoặc đau khổ có liên quan đến ký ức về một sự kiện đau buồn đã thực sự xảy ra hay không hoặc liệu nỗi sợ hãi có dựa trên những suy nghĩ và niềm tin khác hay không. Bác sĩ tâm thần cũng nên xác định xem người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế có rối loạn tics hiện tại hay trong quá khứ. Lo lắng hoặc trầm cảm và các hành vi gây rối cũng có thể xảy ra với rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Cần thực hiện test đánh giá trước khi chẩn đoán và điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở trẻ em

Có khoảng 5% rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở trẻ em liên quan đến một phản ứng tự miễn dịch trong não được gọi là PANDAS. PANDAS là dạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế được cho là do nhiễm trùng cùng một loại vi khuẩn gây viêm họng và ban đỏ. Khi hệ thống miễn dịch của trẻ chống lại nhiễm trùng, nó trở nên bối rối và bắt đầu tấn công hạch nền trong não. Dạng PANDAS của rối loạn ám ảnh cưỡng chế có một số đặc điểm chính, chẳng hạn như các triệu chứng khởi phát nhanh chóng, giúp bác sĩ phân biệt nó với các dạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế điển hình hơn ở trẻ em. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ những trẻ em có khuynh hướng di truyền với rối loạn ám ảnh cưỡng chế hoặc tics mới dễ mắc phải dạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế này. Dạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế PANDAS cũng có thể dẫn đến một số khác biệt trong điều trị.

Trong hầu hết các trường hợp, phương pháp điều trị được khuyến nghị hiện nay cho rối loạn ám ảnh cưỡng chế khởi phát thời thơ ấu là sự kết hợp của liệu pháp nhận thức - hành vi các nhân hoặc nhóm (CBT) và các loại thuốc làm tăng mức serotonin hóa thần kinh như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI)

Lúc nào cũng muốn kiểm tra mọi thứ

Người bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường có xu hướng kiểm tra mọi thứ nhiều hơn người bình thường, người bệnh luôn cảm thấy bất an về mọi thứ và cần phải kiểm tra lại nhiều lần mới thấy an tâm hơn.

Người bệnh OCD thường có những nguyên tắc dọn dẹp nhà cửa riêng và bắt buộc phải tuân theo và lúc nào nhà cửa cũng phải ở trạng thái sạch sẽ. Người bệnh không bỏ qua việc dọn dẹp cho dù mệt mỏi đến thế nào, luôn có cảm giác vi trùng ở khắp nơi và trang bị rất nhiều dụng cụ vệ sinh nhà cửa.

Người bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường hay ám ảnh bởi các con số, họ thường gây ra nhiều phiền phức cho mọi người xung quanh khi yêu cầu họ nghiêm túc với những con số, cảm thấy lo lắng thái quá khi gặp những con số không may mắn hay thường đếm số người, số mục tiêu hoặc số lượng công việc,...

Mặc dù rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một căn bệnh nhưng không thể phủ nhận rằng nhóm người mắc căn bệnh này có khả năng tổ chức mọi thứ cực kỳ tốt, thậm chí là hoàn hảo. Tuy nhiên, khả năng này cũng gây ra một số rắc rối cho người bệnh cũng như những người xung quanh như không thể nghỉ ngơi cho đến khi hoàn thành công việc, gây sự khó chịu cho mọi người vì sự chi tiết quá mức hoặc làm chậm tiến độ công việc vì quá tập trung vào tiểu tiết.

Những xung đột về bạo lực là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, đối với người bệnh OCD, nỗi sợ hãi đã bị nâng tầm phóng đại quá mức đến nỗi họ không dám ra nơi công cộng vì sợ bị bạo hành. Ngoài ra, người bệnh còn có những nỗi sợ hãi khác như sợ người thân bạo hành vì làm sai điều gì đó, sợ đi học bị bắt nạt, sợ bị xâm hại khi đi lại ở những nơi vắng vẻ,...

Người bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể có những suy nghĩ bất thường về xu hướng tình dục như muốn quan hệ với người lạ, với trẻ em hoặc người đồng giới, thậm chí là cả với đồng nghiệp hay khách hàng trong công ty,... Những ám ảnh về tình dục này thường xuất hiện trong suy nghĩ của người bệnh mà đôi khi bản thân họ cũng không hề mong muốn.

Người bệnh OCD lúc nào cũng cảm thấy lo lắng về các mối quan hệ, sợ làm tổn thương đối phương, thậm chí luôn muốn biết suy nghĩ của đối phương thì mới thấy an tâm. Đặc biệt, người bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường xuyên thấy bất an, lo lắng khi xung đột với đồng nghiệp hay bạn bè, người thân, làm ra lỗi lầm nào đó mà không có cách xử lý.

Người bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường không tin tưởng vào quyết định của bản thân và thường hay hỏi ý kiến của mọi người xung quanh về các vấn đề cần tự quyết định bởi bản thân. Người bệnh luôn có cảm giác làm theo ý kiến của mọi người thì bản thân sẽ cảm thấy an tâm hơn.

Người mắc chứng OCD thường có biểu hiện liên quan đến hội chứng mặc cảm ngoại hình, người bệnh rất ghét soi gương hoặc khi soi thì rất miễn cưỡng. Người bệnh thường không tin vào những lời khen về ngoại hình và luôn cảm thấy bản thân từ khi sinh ra đã không được đẹp.

Quá ám ảnh về những con số, sắp xếp thứ gì đó theo trật tự cũng là biểu hiện của rối loạn ám ảnh cưỡng chế.