Bác Sĩ Gia Đình Tphcm

Bác Sĩ Gia Đình Tphcm

Nếu chuyện tình cảm và đời sống của vợ chồng đang gặp vấn đề, hãy tìm đến bác sĩ tâm lý hôn nhân gia đình để được hỗ trợ. Các bác sĩ sẽ cho bạn những lời khuyên tích cực nhằm giữ lửa tình yêu, gỡ rối xích mích của vợ chồng trong cuộc sống “chung chăn gối”. Trong bài viết dưới đây, Doctor có sẵn sẽ đề cập đến bạn đọc các chuyên gia tâm lý giỏi, giàu kinh nghiệm.

Bác sĩ tâm lý hôn nhân gia đình Nguyễn Thị Ngọc Vui

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Ngọc Vui đã có hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tham vấn tâm lý. Một trong những thế mạnh của cô là tư vấn hôn nhân gia đình cho các cặp vợ chồng đang gặp mâu thuẫn trong hôn nhân cũng như không biết cách để xây dựng gia đình hạnh phúc.

Bằng sự hiểu biết, kinh nghiệm vốn có cùng với sự học hỏi, Nguyễn Thị Ngọc Vui xứng đáng để trở thành chuyên gia tâm lý giỏi nhất nhì khu vực phía Nam nước ra. Ngoài công việc là một chuyên gia tâm lý, cô còn tham gia giảng dạy tại khoa Tâm lý học và Kỹ năng mềm tại nhiều trường đại học và cao đẳng.

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Hạ

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Hạ dù chỉ mới có 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tham vấn tâm lý nhưng cô được giới chuyên môn đánh giá là một trong những vị bác sĩ giỏi và xứng đáng nằm trong danh sách bác sĩ tâm lý hôn nhân gia đình giỏi ở khu vực phía Nam nước ta.

Trung tâm trị liệu – Tham vấn tâm lý Mindcare chi nhánh Hồ Chí Minh là địa chỉ mà chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Hạ đang công tác. Tại đây, cô đã giúp phần lớn các cặp vợ chồng tìm lại tiếng nói chung, thấu hiểu nhau hơn, từ đó biết cách chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống với những cách giải quyết phù hợp.

Bác sĩ tâm lý hôn nhân gia đình Hà Nội Tạ Thị Thúy

Những câu chuyện cũng như mâu thuẫn trong đời sống vợ chồng sẽ được chuyên gia tâm lý Tạ Thị Thúy hỗ trợ bạn. Cô đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tham vấn và điều trị tâm lý cho mọi lứa tuổi. Một trong những thế mạnh của cô là tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình.

Với mong muốn giúp khách hàng của mình giải tỏa tâm lý trong đời sống hôn nhân, đánh tan những mâu thuẫn, chuyên gia Tạ Thị Thúy luôn dành phần lớn thời gian để lắng nghe và đồng cảm với họ, thấu hiểu nhu cầu và hướng dẫn họ vạch ra mục tiêu mong muốn trong tương lai về một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc.

Chuyên gia tâm lý Phạm Thị Mỹ Nhung

Khi đã nhắc đến bác sĩ tâm lý hôn nhân gia đình giỏi ở TPHCM thì không thể bỏ qua chuyên gia tâm lý Phạm Thị Mỹ Nhung. Cô đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tham vấn tâm lý và công tác tại các đơn vị khác nhau. Hiện nay, cô làm việc chính tại Viện Tâm lý Sunnycare.

Xuyên suốt khoảng thời gian tâm lý hôn nhân gia đình, chuyên gia tâm lý Phạm Thị Mỹ Nhung dành phần lớn thời gian để lắng nghe câu chuyện của vợ chồng, ghi chú lại những mâu thuẫn hay vấn đề họ đang vướng phải. Chung quy lại, cô sẽ đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp và đặc biệt không quên dành cho họ những lời khuyên bổ ích trong việc xây dựng một gia đình hạnh phúc.

Bài viết đã chia sẻ cho bạn đọc bác sĩ tâm lý hôn nhân gia đình ở TPHCM và Hà Nội giàu kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc tâm tư của bệnh nhân. Hy vọng những thông tin vừa được đề cập sẽ giúp bạn tìm kiếm được chuyên gia phù hợp. Đồng thời đặt lịch hẹn khám khi có nhu cầu trước 1 – 2 ngày để bác sĩ sắp xếp lịch để gặp bạn.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.

Thăm khám và thực hiện các thủ thuật tại nhà như tiêm truyền, lấy máu, đặt sonde ăn, sonde tiểu, chăm sóc người bệnh lớn tuổi, chăm sóc người bệnh xuất viện và các thủ thuật y tế khác tại nhà

Là bác sĩ, tôi không thể không để tâm đến cuộc đình công đang diễn ra trong giới y khoa ở Hàn Quốc.

Họ phản đối việc chính phủ đưa ra chương trình cải cách đào tạo ngành y, tăng chỉ tiêu tuyển sinh thêm 2.000 người mỗi năm từ 2025. Y giới Hàn Quốc cho rằng, tình trạng bất bình đẳng thu nhập và chênh lệch quyền lợi giữa các khoa điều trị thiết yếu với những khoa nhiều lợi nhuận trong ngành y nước này không thể giải quyết chỉ bằng cách tăng số lượng tuyển sinh.

Hơn 9.200 bác sĩ nội trú, chiếm hơn 70% đội ngũ bác sĩ trẻ của Hàn Quốc, đã nộp đơn xin nghỉ việc tập thể. Gần 12.000 sinh viên y trên toàn quốc cũng xin nghỉ học, chiếm gần 63% tổng sinh viên y khoa Hàn Quốc.

Cuộc đình công này là hy hữu vì xưa nay trong giới y khoa, sinh viên và bác sĩ trẻ vốn ít có tiếng nói. Họ thường ở thế yếu. Các cuộc đình công trong ngành y thường do nhân viên y tế lâu năm tiến hành.

Làn sóng đình công của bác sĩ trẻ Hàn Quốc đã khiến những bệnh viện lớn nhất phải giảm 50% công suất hoạt động, từ chối bệnh nhân hoặc hủy phẫu thuật, đối diện nguy cơ gián đoạn hệ thống y tế nếu phong trào biểu tình vẫn kéo dài.

Tình cảnh ở Hàn Quốc có thể giúp y tế Việt Nam rút ra được những kinh nghiệm quý báu về mặt hoạch định chính sách.

Điều đầu tiên dễ dàng thống nhất là số lượng bác sĩ trên 10.000 dân là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh trình độ của nền y tế.

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, năm 2019, thế giới có trung bình 17 bác sĩ trên 10.000 dân. Con số này chênh lệch khá nhiều tùy từng nhóm nước: các nước thu nhập cao (36), các nước thu nhập trung bình (13) và các nước thu nhập thấp (4) bác sĩ trên 10.000 dân. Hàn Quốc hiện có khoảng 26 bác sĩ, thấp nhất trong nhóm nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) - 37 trên 10.000 dân. Vì thế, quyết định của Chính phủ Hàn Quốc - mở rộng đào tạo bác sĩ - là hoàn toàn dễ hiểu.

Tỷ lệ bác sĩ ở Việt Nam còn thấp hơn. Năm 1980, Việt Nam chỉ có 2 bác sĩ cho 10.000 dân. Sau hơn 40 năm, đến 2023, Việt Nam đạt 12,5 bác sĩ, vẫn kém mức trung bình của thế giới. Theo Quy hoạch mạng lưới y tế thời kỳ 2021-2030, tới năm 2025, Việt Nam đạt 15 bác sĩ trên 10.000 dân.

Việc liên tục mở rộng đào tạo bác sĩ ở Việt Nam vì thế cũng là tất yếu, dù cách thức triển khai không tránh khỏi những băn khoăn về chất lượng. Trước năm 1954, cả ba nước Đông Dương chỉ có duy nhất trường Y ở Hà Nội đào tạo bác sĩ, với số lượng ra trường năm cao nhất khoảng 200. Sau 1954, phía Nam có Đại học Y khoa Sài Gòn, Huế. Phía Bắc, Đại học Y Hà Nội mở thêm các phân hiệu ở Thái Nguyên, Thái Bình, Hải Phòng mà sau đó phát triển thành các trường đại học y cùng tên. Ngoài ra còn có Đại học Quân Y. Số lượng đào tạo mỗi trường khoảng 400 sinh viên/năm, nên tổng số bác sĩ cung cấp cho xã hội mỗi năm khoảng 2.000, rất thiếu so với nhu cầu.

Khả năng đào tạo không đáp ứng được, nên thời kỳ này nảy sinh nhiều loại hình đào tạo phi chính quy như: y sĩ học liên thông lên bác sĩ, bác sĩ chuyên tu, bác sĩ tại chức, bác sĩ cử tuyển... Tuy có nhiều đóng góp cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe chung, chất lượng đào tạo của những loại hình này hạn chế nên cũng để lại nhiều điều tiếng.

Điều tiếng lớn nhất là không đảm bảo chất lượng điều trị. Ngoài ra những loại hình đào tạo này cũng gây bất công trong ngành, khi một bộ phận bác sĩ chính quy phải thi cử và học tập gắt gao lại chịu sự lãnh đạo của những bác sĩ được ưu ái đầu vào. Chưa kể, chính sách cộng điểm ưu tiên làm cho ngay trong hệ chính quy, chất lượng sinh viên cũng không đồng đều.

Hiện nay các loại hình đào tạo này đã hoàn thành vai trò lịch sử nên dần bị thu hẹp và chấm dứt.

Từ năm 2017 đến nay việc đào tạo bác sĩ ở Việt Nam bùng nổ với sự tham gia của các đại học y tư nhân. Bắt đầu từ trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, đến nay đã có hàng chục trường khác tham gia. Theo ước tính của Bộ Y tế, năng lực đào tạo bác sĩ trên cả nước hiện vào khoảng 13.000 bác sĩ tốt nghiệp/năm. Đây là cơ sở để Việt Nam đạt mục tiêu 15 bác sĩ trên 10.000 dân vào 2025.

Như vậy có thể thấy dù huy động tất cả năng lực của khối đại học công lập và tư nhân thì đến năm 2025 Việt Nam vẫn ở mức trung bình thấp của thế giới về tỷ lệ bác sĩ trên 10.000 dân và đến năm 2050 mới hy vọng đạt mức các nước phát triển hiện nay.

Vì thế cần xóa bỏ tư tưởng kỳ thị, phân biệt đối xử các trường y. Tất yếu do chọn lọc, một vài trường có truyền thống sẽ đóng vai trò đào tạo tinh hoa, đào tạo sau đại học. Còn các trường khác đào tạo nhân viên y tế cho cộng đồng, cho tuyến cơ sở.

Ở một góc nhìn khác, cuộc đình công ở Hàn Quốc phơi bày góc khuất mà các bác sĩ trẻ phải chịu đựng. Họ phải làm việc quá sức, đến 20 giờ mỗi ngày với mức thu nhập thấp so với mặt bằng chung.

Đông đảo bác sĩ trẻ ở Việt Nam cũng đang chịu đựng tình trạng tương tự, và chịu đựng giỏi hơn nhiều. Họ nhận mức lương khởi điểm rất thấp, vài triệu đồng một tháng. Nhiều người còn làm không lương một thời gian dài ở các bệnh viện công để chờ một suất biên chế.

Một thực tế được khẳng định lần nữa ở đây là đãi ngộ công bằng với cống hiến mới là con đường phát triển bền vững. Sự đòi hỏi quá mức về lương y, đức hy sinh đối với bác sĩ sẽ dẫn đến những hệ lụy lâu dài. Điều dễ thấy nhất là sau khi đã có vị trí tương đối, những bác sĩ trẻ đó sẽ ra sức kiếm tiền (kể cả bằng những cách trái đạo đức nghề nghiệp) để bù đắp lại thiệt thòi trước đây. Đãi ngộ chênh lệch vùng miền cũng gây ra bất cập về điều kiện chăm sóc sức khỏe ở từng địa phương. Ví dụ vùng Đông Nam Bộ có mật độ bác sĩ khá cao 10,6. Nhưng tính từng tỉnh trong vùng thì thấy, ngoài TP HCM, mật độ bác sĩ trên 10.000 dân ở 5 tỉnh còn lại rất thấp: Tây Ninh 4,3, Bình Phước 3,6, Bình Dương 5,8, Bà Rịa - Vũng Tàu 5,9, Đồng Nai 7,5.

Hệ lụy tiếp theo là lựa chọn chuyên khoa. Thế hệ chúng tôi chuộng những chuyên khoa có cơ hội đi học nước ngoài như tim mạch, chẩn đoán hình ảnh... Hiện nay, những ngành lên ngôi là khu vực có thu nhập cao như da liễu, phẫu thuật thẩm mỹ, tức thiên về chăm sóc sức khỏe, dịch vụ sắc đẹp hơn là y tế, điều trị. Những ngành vất vả, thu nhập thấp vẫn thiếu bác sĩ như: Hồi sức cấp cứu, nhi, tâm thần, giải phẫu bệnh... Năm 2021 khi đại dịch Covid-19 xảy ra, chúng tôi mới giật mình khi thấy chuyên ngành hồi sức cấp cứu thiếu đến thế nào. Có những tỉnh chỉ 1-2 bác sĩ được đào tạo chuyên khoa.

Để hệ thống y tế phát triển cân đối giữa các vùng miền và các chuyên khoa, vai trò của Nhà nước mang tính quyết định. Không nên sử dụng cách phân công mang tính hành chính như trong quá khứ, mà nên áp dụng các chính sách khuyến khích về đãi ngộ, về tuyển dụng để giúp các bác sĩ trẻ đi vào những lĩnh vực mà xã hội còn thiếu.

Lương y như từ mẫu, nhưng mặt khác, muốn cứu người, bác sĩ trước hết phải sống được.